Sông Hoài huyền ảo về đêm

Những nhà hàng, quán bar nơi đây rất sôi động nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa

Một góc huyền ảo lung linh của Hội An bên dòng sông yên bình

Những con thuyền lặng lẽ neo đậu bên phố cổ...

Khi thành phố cổ lên đèn

Tấp nập người đi qua lại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng hiếm có của cuộc sống hiện đại nơi đây

Bình yên nơi đâu...

Bình yên giữa dòng đời, thong dong tự tại...

Du khách đến với Hội An

Lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất ...

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Dòng sông Hoài bình yên giữa phố cổ Hội An

Thứ năm, 13/11/2014 | 15:34 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Dòng sông Hoài bình yên giữa phố cổ Hội An

Dù sáng sớm, chiều tà hay tối khuya, lúc nào những con thuyền nhỏ cũng mang đến du khách trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống phố Hội.
Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. Không chỉ vậy, dòng sông nhỏ hiền hòa này còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội. Nghề chính của họ là chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan.

Hội An các món ngon nên thử nha các bạn

Có thể gọi Hội An là thiên đường ẩm thực vỉa hè. Vì hầu hết những món ăn đặc trưng ở đây đều được bán trên hè phố, hay trong một con hẻm nhỏ nào đó.

Hội An với đặc sản cơm gà bà Buội

Cơm gà bà Buội nằm ở một căn nhà nhỏ nhưng luôn tấp nập dân địa phương và khách du lịch nhờ hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Bên cạnh việc thăm thú phố cổ, đi thuyền trên sông thì thưởng thức ẩm thực cũng là một trải nghiệm thú vị của du khách ở Hội An. Ngoài những món nổi tiếng từ lâu như cao lầu, mì Quảng, thịt nướng... nơi đây còn có món cơm gà trứ danh. Trong đó, quán cơm gà bà Buội là địa chỉ được nhiều người lựa chọn nhất.

Hội An cho ba bữa ăn của dân du lịch

Bên cạnh tham quan phố cổ, bạn có thể dành một ngày chỉ để tìm hiểu ẩm thực Hội An như ăn sáng bánh mì, cơm gà cho buổi trưa hay hoành thánh nhẹ nhàng vào bữa cuối ngày.

Dưới đây là gợi ý các món và địa chỉ ăn trong một ngày ở đô thị cổ Hội An.
Buổi sáng

Hội An trong mắt người du lịch bụi

Bên cạnh những công trình in dấu thời gian, Hội An còn có những điều khiến khách đặt chân một lần là nhớ mãi.
Đường phố
Cảm giác đầu tiên của nhiều du khách khi đặt chân tới đây là sự yên bình. Trên phố có nhiều người tham quan, thậm chí cả gánh hàng rong nhưng không hề ảnh hưởng tới sự tĩnh lặng vốn có. Những hình ảnh đó như tạo thêm điểm nhấn ấn tượng cho bức tranh trầm mặc nơi phố cổ.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng NamViệt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật BảnTrung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáotín ngưỡngminh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Du khách Tây học cấy, cày ở Hội an

Mới đây trở lại Hội An, chúng tôi cùng được tham dự tour du lịch lúa nước do Công ty lữ hành quốc tế Khoa Trần Hội An Eco – tour tổ chức. Độc đáo của tour này là tổ chức cho du khách Tây học cách làm nông trên chính đồng ta và sự trải nghiệm này đã để lại ấn tượng tuyệt vời cho du khách đến từ trời Tây muốn tìm hiểu về nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

Bánh đập bà già ở Hội An

Du khách từ các nơi đã đến Hội An (Quảng Nam), hiếm ai chịu về khi chưa thưởng thức món bánh đập, đặc biệt là bánh đập “Bà Già”.
Bánh đập Bà Già, theo lời kể của người dân Cẩm Nam (Hội An), là quán bánh đập đầu tiên xuất hiện ở vùng này. Cách đây cũng chừng 30-40 năm, bánh đập Bà Già ăn nên làm ra, kéo theo mấy chục quán khác mọc lên nối dài ven sông Hoài, đoạn ngang qua Cẩm Nam (TP Hội An). Từ đó, Cẩm Nam nghiễm nhiên trở thành “làng bánh đập” nổi tiếng ở miền Trung.

Về Hội An ăn bánh tráng đập

Người dân miền trung, nhất là vùng Quảng Nam – Đà Nẵng thích ăn bánh tráng đập, để thay đổi các món có nhiều chất béo và mau ngán như các loại thịt, cá… Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có mầu hơi vành Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có dộ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau.
Ở các vùng nông thôn như Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang người dân quê thích ăn loại bánh tráng đập to và dày hơn (trên 30cm), có người còn mang ra ruộng để ăn nửa buổi.
Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm, tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa chuộng.
Bà Trần Thị Nhả 75 tuổi ở thôn 5 Cẩm Phô, thị xã Hội An, có 55 năm bán bánh tráng đập cho biết: Hằng ngày bà xay bột gạo và tránh bánh từ 5 giờ đến 11 giờ, sau đó nướng bánh tráng và chế biến nước chấm từ mắm nêm, đến 14 giờ bà gánh bánh đi bán dạo quanh phố cổ, giá mỗi cái bánh tráng đập (2 lớp) là 800 đồng (kèm nước chấm). Tổng số vốn mỗi bánh bánh tráng đập khoảng 150.000 đồng, bán xong vào lúc 17 – 18 giờ cùng ngày, tiền lời khoảng 30.000 đồng.
(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

Làng ẩm thực Cẩm Nam

Nếu gọi nơi này là “Làng ẩm thực” thì cũng có lẽ hơi quá và có vẻ phóng đại một chút vì chẳng có ai phong cho nó cái tên như vậy. Nhưng với cảm nhận cá nhân của chính mình cộng thêm một chút tình cảm ưu ái đặc biệt về Hội An thì chúng ta hoàn toàn có thể gọi như vậy.
Cầu cẩm Nam
Cầu cẩm Nam
Cách không xa khu phố cổ Hội An, chỉ khoảng chừng chưa đến 1km bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đến để thưởng thức các món ngon ở đây. Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được), nơi chúng ta có thể ngắm toàn cảnh của phố cổ Hội An ở phía bờ sông. Qua cầu khoảng chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này : “chè bắp, bánh đập, hến xào”.
Hến xào
Hến xào
Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên. Quán nào cũng rộng rãi, trông rất bình dân và thoải mái, nằm ngay bên bờ sông. Mặt tiền của quán hướng ra sông đón gió mát.Vừa thưởng thức đặc sản vừa ngắm cảnh sông nước, tuyệt vời!
Bánh đập
Bánh đập
Bánh đập
Để có bánh đập ngon lành nhất, người ta tráng hai loại bánh mỏng dính bằng gạo – một loại đem phơi khô và một loại để ướt như mì lá. Bánh khô đem nướng lên, sau đó trải bánh ướt lên trên, quẹt một lớp dầu phi hành thơm lựng, sau đó gập đôi lại, đập cho dập, đem chấm với nước mắm cái, đã pha thơm, dầu phi hành, ớt… Cắn một miếng bánh đập dập, thấy được đủ hương vị cay, ngọt, giòn mềm… Chỉ nên ăn một ít bánh đập thôi vì còn để bụng ăn thêm món hến trộn.
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp nếp Hội An vừa dẻo, vừa ngọt, nấu chè không chê vào đâu được. Bắp Hội An cũng được coi như đặc sản của phố Hội, hằng năm, đến mùa bắp, người Hội An lại thức dậy từ sáng sớm, mang bắp luộc ra Đà Nẵng bán, người mua không ngớt. Ai đến Hội An vào mùa bắp cũng tranh thủ mua về làm quà cho người thân…
Bạn hãy nhớ nhé, đến Hội An ngoài các món ăn thượng hạng đừng quên các món dân dã ở “Làng ẩm thực Cẩm Nam”. Bạn đừng lo mình không biết đường, chỉ cần hỏi người dân Hội An họ sẽ chỉ ngay cho bạn đên với “Cẩm Nam = Chè bắp + bánh đập + hến xào”.

Những món ngon không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hội An, Quảng Nam

Bạn nào có ý định đi du lịch đến Hội An thì nhanh nhanh lấy sổ tay ra nào!
Cao lầu
Cao lầu vẫn là món ăn nổi tiếng số 1 đối với khách du lịch khi đến thăm Hội An. Bởi chỉ có Cao lầu được làm từ những nguyên liệu ở nơi đây, con người nơi đây và ngồi ăn ở chính đây thì bạn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn đặc biệt này.
Một tô cao lầu với thịt và da heo chiên
Một tô cao lầu với thịt và da heo chiên
Cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An
Mỳ Quảng Hội An
Mỳ Quảng Hội An
Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn.
Mỳ Quảng phố cổ Hội An
Mỳ Quảng phố cổ Hội An
Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị ăn ngon, thích lắm! Và cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa chứ. Đối với một số người thì mỳ Quảng còn ngon hơn cả Cao lầu đấy!
Hoành Thánh
Hoành Thánh Hội An
Hoành Thánh Hội An
Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm của bọn tớ thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy đấy! Bạn nào sợ mập thì coi chừng nha!
Hoành Thánh chiên
Hoành Thánh chiên
Mà các bạn đừng nghĩ là Hoành thánh cũng giống như sủi cảo hay mì vằn thắn ở những nơi khác nhé! Tuy cùng là có nguồn gốc từ người Hoa nhưng món ăn này ở Hội An được chế biến khác hẳn đó! Chỉ cần nhìn qua ảnh cũng nhận thấy điều này rùi.
Bánh bao bánh vạc
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh gần giống nhau (chỉ có hình dáng là khác nhau) và thường để chung trong một đĩa, được những du khách nước ngoài đặt cho cái tên rất đẹp: “white rose”. Bởi nhìn những chiếc bánh này xòe ra, trắng muốt y như những bông hồng trắng vậy. Còn về mùi vị thì cũng gần giống với bánh bột lọc các bạn ạ.
Cơm gà
Cơm gà Hội An
Cơm gà Hội An
Ở đâu mà chẳng có cơm gà đúng hem? Và với món cơm gà ở Hội An, có nhiều “comment” trái chiều lắm! Người khen ngon, người chê dở… cơ mà mỗi vùng đều có một nét đặc trưng riêng, thế nên nếu có dịp thì các bạn cũng nên thử qua món ăn này.
Bánh tráng
Bánh tráng bánh cuốn Hội An
Bánh tráng bánh cuốn Hội An
Hay còn gọi là bánh cuốn như người Hà Nội í. Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa.
Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa). Nhưng theo đánh giá chủ quan thì chả lụa ở đây không ngon bằng giò lụa ở miền Bắc.
Bên cạnh đó, khi ăn tất cả những món này, nếu ăn được cay thì các bạn nhớ cho thêm một chút ớt vào nhé! Ớt ở đây ngon có tiếng đó!
Để tìm ăn những món trên, tốt nhất là bạn nên đến khu phố ẩm thực, ở đó có đầy đủ các món ăn nổi tiếng ở Hội An. Ngoài ra, dọc bên bờ sông Hoài có một chuỗi nhà hàng “cooking class”, không chỉ cho bạn thưởng thức các món ăn mà họ còn hướng dẫn để bạn tự nấu những món này cơ. Hoặc nếu muốn rẻ hơn thì các bạn tìm ăn ở các hàng gần chợ và các hàng rong trong khu phố cổ nhé!

Khám phá thứ mê hoặc khách du lịch Tây đến với Hội An

“Du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An, nếu chưa thưởng thức món bánh xèo nơi đây”.
Mới đây, Tripadvisor – một trong những trang web cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 10 địa điểm có các món ăn hấp dẫn nhất của châu Á trong năm 2011. Trong danh sách này, Hội An (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) được xếp ở vị trí thứ 6 với các món ăn truyền thống đặc sắc của mình.
Trang web này bình luận: “Ẩm thực của Hội An quyến rũ trong cả hương vị và thẩm mỹ. Du khách phương Tây thực sự bị mê hoặc với những món ăn truyền thống tại đây như cao lầu, bánh hoa hồng trắng, hoành thánh chiên giòn hay mì Quảng. Đặc biệt, du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An nếu chưa thưởng thức món bánh xèo ở nơi đây”.
Dưới đây là những món ăn được Tripadvisor đánh giá cao ở Hội An:
Bánh hoa hồng trắng được làm chủ yếu bằng bột gạo, nhân tôm có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu trắng trông hệt như đoá hoa hồng trắng muốt. Về tên gọi, trước đây người dân Hội An hay gọi là bánh vạc, nhưng khách du lịchnước ngoài đến ăn thấy bánh có vị ngon lạ và hình thức bắt mắt đã liên tưởng tới hoa hồng trắng và đặt tên cho bánh là White Rose. Từ đó người ta cũng quen gọi bánh với cái tên thi vị đó.
Bánh xèoBánh xèo có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị.
Cao lầu là đặc sản của Hội An. Chúng được nhiều người coi là món ăn của sự giao thoa văn hóa với những sợi mỳ dày giống với mỳ udon Nhật Bản, phần bánh đa giòn và thịt lợn có phần giống món ăn Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau sống mang đậm chất Việt Nam. Điểm đặc biệt là món cao lầu chính hiệu phải được làm từ nước lấy từ giếng nước Bá Lể ở Hội An..

Theo tương truyền, hoành thánh là món ăn do những người Hoa Triều Châu mang đến Hội An. Chúng có vỏ ngoài làm bằng bột, bên trong là nhân tôm, giò hoặc thịt nạc giã nhuyễn, có thể nấu với mỳ hoặc chiên giòn. Hoành thánh chiên là những viên hoành thánh được chiên giòn lớp vỏ, sau đó trải lên trên món sốt gồm tôm, cà chua, cà rốt, hành tây, nấm mèo… và những gia vị đặc trưng của người Hoa, có vị chua chua, ngòn ngọt. Thường thì dùng nóng khi hoành thánh chiên chưa kịp mềm ra vì nước sốt mới ngon.

Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ…
10 địa danh trong bảng xếp hạng ẩm thực châu Á năm 2011 của Tripadvisor:1 – Bangkok, Thái Lan.
2 – Hồng Kông, Trung Quốc.
3 – Seminyak, Indonesia.
4 – Singapore.
5 – Sapporo, Nhật Bản.
6 –  Hội An, Việt Nam.
7 – Kyoto , Nhật Bản.
8 – Osaka, Nhật Bản.
9 – Seoul, Hà Quốc.
10 – Koh Samui, Thái Lan.

Hội An lọt top 25 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Ẩm thực Hội An (Quảng Nam) xếp ở vị trí thứ 6 trong danh sách top 25 điểm đến có ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2011.
Danh sách trên do một trong các trang du lịch trực tuyến nổi tiếng – Tripadvisor – bình chọn và công bố vào ngày 22/11 vừa qua.

Giòn ngọt sò lụa Hội An, Quảng nam

Ở Hội An, nếu khách không có nhu cầu tắm biển có thể ngồi hóng mát, cùng bạn bè thưởng thức các món mực cơm, hàu, nghêu,… và đặc biệt không thể thiếu các món từ sò lụa.
Sò lụa là một loại hến biển, bề ngoài có giống sò huyết nhưng vỏ trơn, không sọc, láng lại có những vân hình chữ chi. Tại vùng biển miền Trung, sò lụa thường xuất hiện nhiều vào những ngày đầu hè. Sò lụa bắt về, được cư dân trên biển lựa những con to, tươi ngon nhất phân phối cho các đầu mối (quán nhậu, nhà hàng, khách sạn…).

Cầu Cửa Đại Hội An nối liền đôi bờ

Sáng 30-8, UBND tỉnh sẽ khởi công dự án xây dựng cầu Cửa Đại. Công trình này là sự kết nối liên hoàn tuyến đường du lịch ven biển từ Đà Nẵng đến Hội An qua bờ nam sông Thu Bồn, tạo động lực phát triển không chỉ cho Quảng Nam mà cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu cửa Đại tương lai
Cầu cửa Đại tương lai
Năm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam – nơi có 2 di sản văn hóa thế giới, có bờ biển dài 125km… là “vùng đất hứa” cho các dự án du lịch. Thế nhưng, đến nay cả vùng đất ven biển của tỉnh, bao gồm 30 xã, phường của 6 huyện, thành phố, vẫn trong tình trạng chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông còn nhiều yếu kém. Để “đánh thức” tiềm năng khu vực rộng lớn này, cuối năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển Quảng Nam, với quy mô 13.720ha trên địa bàn 15 xã thuộc 4 huyện, thành phố. Theo đó, di dời, sắp xếp 10.367 hộ dân, với 40.910 nhân khẩu; tổng vốn đầu tư 3.679 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành, một bộ phận lớn dân cư vùng ven biển sẽ được di dời vào các khu dân cư an toàn, tạo lập cuộc sống mới với chất lượng cuộc sống cao. Đồng thời, tạo ra quỹ đất ven biển phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường cảnh quan, tạo công ăn việc làm mới cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Dự án tổng thể có 29 dự án thành phần, trong đó lớn nhất là dự án cầu Cửa Đại.
Phối cảnh cầu cửa Đại
Phối cảnh cầu cửa Đại
Sau một năm triển khai, đến nay Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển của tỉnh đã định hình quy hoạch không gian và phạm vi dự án, xây dựng kế hoạch di dời sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai. Bên cạnh đó, hoàn thành công tác quy hoạch và lập dự án các khu tái định cư thuộc phạm vi các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, trong đó có 3 tuyến đường trục chính vào khu dân cư làng chài Duy Nghĩa đang thi công…
Riêng dự án cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn có tầm quan trọng về chiến lược không chỉ đối với Quảng Nam, mà nó cùng với cầu Rồng của TP. Đà Nẵng đang được xây dựng, tạo nên động lực phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây chính là sự kết nối liên hoàn tuyến đường bộ ven biển giữa Đà Nẵng- Hội An- Khu Kinh tế mở Chu Lai – Khu Kinh tế Dung Quất. Đồng thời, là tuyến đường huyết mạch của vùng ven biển Quảng Nam, đáp ứng yêu cầu phòng tránh thiên tai và kịp thời cứu hộ cứu nạn cho nhân dân vùng ven biển.
Ngày 26-8, tại cuộc họp báo công bố dự án cầu Cửa Đại, ông Đỗ Xuân Diện, Phó Trưởng ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển Quảng Nam khẳng định: “Khởi công cầu Cửa Đại là bước đột phá đầu tiên, cùng với tuyến đường cứu hộ cứu nạn vùng đông sông Trường Giang (huyện Thăng Bình) mới hoàn thành và 2 tuyến đường trục chính khu dân cư làng chài Duy Nghĩa đang khẩn trương thi công, sẽ tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế – xã hội cả vùng đông của tỉnh”.
Xây dựng 3 khu tái định cư để thi công đường dẫn cầu Cửa Đại
Hội An đang gấp rút xây dựng 3 khu tái định cư cho nhân dân để giải phóng mặt bằng thi công công trình đường dẫn cầu Cửa Đại.
Theo đó, khu tái định cư xã Cẩm Thanh với khoảng 4ha được bố trí ở cuối đường Tống Văn Sương; phường Cẩm Châu được bố trí tại khối Sơn Phô 1; phường Cẩm An được bố trí ở khu Làng Chài. Chính quyền thành phố yêu cầu: khi lập phương án bố trí tái định cư cần xem xét cụ thể từng trường hợp để bố trí hợp lý, đảm bảo công bằng và thuận lợi cho nhân dân.
Theo thiết kế,  dự án cầu Cửa Đại có tổng chiều dài 18.300m, chiều rộng cho 4 làn xe. Trong đó, phần cầu chính bắc qua sông Thu Bồn dài 1.480m, rộng 25m; phần đường dẫn phía Hội An 4.780m, rộng 38m; phần đường dẫn phía Duy Xuyên 1.204m, rộng 138m (có 100m làm dải cây xanh 2 bên đường). Tổng mức đầu tư xấp xỉ 2.480 tỷ đồng;  trong đó Trung ương hỗ trợ 50%, ngân sách tỉnh 50% từ khai thác quỹ đất và các nguồn khác. Chủ đầu tư là Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển  Quảng Nam. Đơn vị quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải. Đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5). Khởi công ngày 30-8-2009, dự kiến hoàn thành trong vòng 42 tháng (khoảng tháng 9-2013). (Nguồn: Ban quản lý Sắp xếp dân cư ven biển tỉnh Quảng Nam )

Khởi công cầu Cửa Đại Bắc qua sông Thu Bồn Quảng Nam

Sáng nay 30-8, tại bến sông thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công xây dựng cầu Cửa Đại. Cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối liền thành phố Hội An (tại xã Cẩm Thanh) và huyện Duy Xuyên (tại xã Duy Nghĩa).
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Cầu Cửa Đại có tổng đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu có chiều dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu là 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

“Chiếc đòn gánh” nối hai miền di sản

Bài toán về đò giang cách trở của người dân hai bên sông sẽ được giải quyết – Ảnh: Tấn Vũ
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
San bằng cách biệt
Ở cuối dòng Thu Bồn trước khi đổ về Cửa Đại, bên này Hội An phồn thịnh, bên kia vùng đông Duy Xuyên đất nghèo cát cháy. Vì vậy việc xây dựng cầu Cửa Đại là nỗi mong chờ của hàng ngàn cư dân các xã vùng cát huyện Duy Xuyên từ bao đời nay. Ngồi ở đầu cầu tàu chở khách ở bến đò Nồi Rang, xã Duy Nghĩa, ông Nguyễn Bá Tùng (một người dân địa phương) hồ hởi: “Chờ miết, nghe nói miết, chừ cũng tới ngày khởi công. Người dân chúng tôi ngàn đời nay chỉ mong có cây cầu. Mở mắt ra gặp đò, mưa gió, đêm hôm, con cái học hành cơ cực quá rồi!”. Nhà ông Tùng có hai đứa con, ông làm nghề lái đò chở khách sang sông, hơn ai hết ông thấu hiểu cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây chỉ vì cách trở đò giang.
Cầu Cửa Đại có tổng vốn đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Cây cầu là một trong 29 hạng mục công trình thuộc dự án tổng thể hướng đến mục tiêu sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Có trên 10.000 hộ dân với hơn 40.000 người sẽ di dời, giải tỏa, sắp xếp và chỉnh trang.
Tám năm đưa đò, ông Bằng chở hàng ngàn học sinh qua sông. “Sợ nhất là mùa mưa bão. Khúc sông này gần cửa biển nên gió rất mạnh. Không thuộc con sông thì khó mà vững tay lái. Chết người như chơi” – ông Bằng cho biết.
Em Lê Văn Tám – người dân xã Duy Nghĩa – tiếc nuối: “Mấy năm học cấp III, em và bạn bè phải đi đò qua Hội An để học. Trời nắng còn đỡ, mùa mưa nước lũ về, ngồi trên đò mà run cầm cập sợ nước cuốn trôi ra biển. Nhiều lần trễ đò, trễ học cực quá. Nay xây cầu thì em vừa ra trường. Thấy tiếc quá! Nhưng các em học sinh của xã này sẽ không còn nhọc nhằn lội sông như em”.
Các xã Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) cách Hội An chỉ hơn 1km đường chim bay, nhưng nhiều năm qua đời sống người dân vẫn còn cơ cực. Giao thông cách trở, hàng ngàn hộ dân ven biển này vẫn loay hoay với nghề biển.
Ông Huỳnh Văn Năm – chủ tịch UBND xã Duy Vinh – tâm sự: “Có cây cầu, đời sống người dân phía đông của Duy Xuyên chắc chắn sẽ bớt khó khăn. Cá, mắm, rau củ quả… từ đây có thể buôn bán thông thương với Hội An, Đà Nẵng. Có cầu, chỉ cần đi nửa giờ là đến Đà Nẵng bằng xe máy. Trước đây đi vòng quốc lộ 1A phải mất gần hai giờ”.
Tạo thế cạnh tranh mới
Cầu Cửa Đại nằm ở vị trí hết sức đặc biệt, giải quyết nút giao thông quan trọng và liên hoàn trên cung đường du lịch ven biển kéo dài từ Huế – Lăng Cô – Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai vào đến Dung Quất. Bên cạnh vấn đề dân sinh, tránh lũ, cứu hộ…, cầu Cửa Đại còn là “chiếc đòn gánh” thúc đẩy kinh tế cả vùng cát ven biển khu vực miền Trung.
Ông Nguyễn Sự – bí thư Thành ủy Hội An – phân tích: cầu Cửa Đại là mong ước lâu đời của người dân hai vùng Hội An – Duy Xuyên. Khi tuyến đường chiến lược quốc gia ven biển hoàn thành, Hội An sẽ có thêm nhiều ngả đến. Nó cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Hội An. Khi đó không chỉ Đà Nẵng hay Hội An có khu nghỉ dưỡng, có dịch vụ du lịch mà dọc tuyến đường này sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ vệ tinh tương tự Hội An, Đà Nẵng. Khi giao thông phát triển thì kinh tế sẽ không còn ranh giới về hành chính. Dung Quất, Chu Lai khi đó sẽ rất gần với Đà Nẵng, và nơi nào dịch vụ tốt nơi ấy chắc chắn sẽ hút khách lưu trú.
Theo ông Sự, khi cây cầu thông thương, một chiến lược về kinh tế biển cũng thay đổi. “Lâu nay nói đến kinh tế biển, người ta thường nghĩ ngay đến việc khai thác, đánh bắt tài nguyên trên biển. Nhưng kinh tế biển, theo tôi, là giúp người dân vùng biển thay đổi cơ cấu kinh tế và tư duy về cách thức làm giàu trên chính vùng đất của mình” – ông Sự nói.
TẤN VŨ
Tiến sĩ Lâm Chí Dũng (Đại học Đà Nẵng):
Giúp thúc đẩy liên kết kinh tế miền Trung
Cầu Cửa Đại được xây dựng cho thấy nỗ lực đáng kể của các cấp chính quyền trong việc tạo dựng mối liên kết giao thông huyết mạch giữa các địa phương dọc ven biển miền Trung, từ đó tạo nên động lực giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ hội phát triển. Việc cầu Cửa Đại xuất hiện trên bản đồ cầu đường VN đã mở ra một cung đường ven biển, từ đó tạo nên tuyến du lịch chạy dài nối Lăng Cô của Thừa Thiên-Huế với Sơn Trà của Đà Nẵng, rồi men theo tuyến đường ven biển vào thẳng đô thị cổ Hội An và qua cầu Cửa Đại vào tận Chu Lai, Kỳ Hà của Quảng Nam trước khi dừng lại tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. Ngoài ra, tuyến đường dọc ven biển miền Trung này còn có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn.

Bánh bao, bánh vạc, đặc sản phố cổ Hội An, Quảng Nam

Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm..
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách.
Về Hội An mà chưa ăn bánh bao, bánh vạc, xem như chưa hưởng hương vị đặc trưng của phố. Đây là món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ với tên gọi thi vị: bánh hoa hồng trắng. Chuyện kể rằng, có một du khách ngoại đến Hội An, khi ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng, thế là đặt tên cho bánh là White Rose.
Chế biến tỉ mỉ từng… hoa bánh
Kể cũng lạ, bánh ra đời từ mấy trăm năm, được người Hội An xem như “vật gia bảo” lại lấy tên gọi của một người ngoại quốc. Cả chất liệu làm bánh cũng lấy từ bột gạo nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Có lẽ vì thế mà bánh bao, bánh vạc khiến cho người ăn cảm thấy vừa lạ, vừa quen. Quen vì hình như từng ăn đâu đó, nhưng rồi lạ vì chưa thử loại nào… ngon hơn.
Hiện chỉ có một hộ gia đình ở đường Nhị Trưng làm món bánh nho nhỏ, xinh xinh này. Yêu cầu đầu tiên là mọi thứ phải tinh sạch, người thợ phải thật nhẫn nại làm qua nhiều công đoạn nhỏ nhặt, chi li. Gạo xay thành bột, chắt lọc từ 15 đến 20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Nhân bánh bao làm bằng loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc và tươi sống lột vỏ, giã thành chả, trộn gia vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều. Nhân bánh vạc ngoài phần chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình hạt lựu xào chín.
Bắt bánh cũng phải khéo
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì giống hình quai vạc. Bánh chỉ chưng chừng 10 đến 15 phút là chín. Sau đó bày vào đĩa: bánh bao ở giữa, trên; bánh vạc ở xung quanh, bên dưới rồi trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng đã khử chín. Nước chấm làm không quá mặn, quá ngọt mà phải có vị ngọt của thịt tôm được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt vàng xắt nhỏ.
Khi ăn, bánh bao, bánh vạc sẽ cho vị ngọt của nhân tôm, mùi thơm béo của gạo trắng nước trong cùng những lát hành phi béo ngậy và hương vị cay nồng của 

Bánh xèo phố cổ Hội An, Quảng Nam

Hội An là vùng có rất nhiều loại bánh, mỗi bánh phù hợp với từng mùa. Bánh Xèo vào mùa mưa được gọi là ” mùa thịnh”
Bánh xèo Hội An
Bánh xèo Hội An
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này  mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Sau khi đã cho bột vào chảo, người chủ cho lên trên một ít giá đậu xanh rồi đậy vung lại cho bánh chín. Lúc bánh chín giòn được gắp ra sắp lên đĩa để mời khách. Nhìn những đĩa bánh vàng giòn, thơm ngát, thực khách đã muốn thưởng thức ngay.
Nước chấm của bánh xèo cũng được chế biến khá kỷ lưỡng. Người ta dùng nước tương trộn với gan heo, mè, đậu phụng xay nhuyễn, sau đó dùng dầu tô chín và pha thêm ít bột gạo, gia vị để làm thành một loại nước chấm lạ miệng.
Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp

Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.
Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn… đã mê hoặc lòng người.
Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.
Cơm gà Hội An
Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng “google” những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới “tia” thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.
Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.
Cơm gà Hội An.
Cơm gà Hội An.
Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã “xử” hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu “thòm thèm” thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.
Tò mò với cao lầu
Với những “tín đồ” của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.
So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.
Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.
Bánh rán hàng rong
Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.
Bánh rán hàng rong.
Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: “Ai tào phớ, tào phớ đê”….
Tào phớ ấm lòng.
Tào phớ ấm lòng.
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen
Chè sen
Chè bắp và bánh tráng đập.
Chè bắp và bánh tráng đập.
Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.
Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.
Bánh tráng đập
Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam – Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải “tung chưởng” ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.
Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.