Sông Hoài huyền ảo về đêm

Những nhà hàng, quán bar nơi đây rất sôi động nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa

Một góc huyền ảo lung linh của Hội An bên dòng sông yên bình

Những con thuyền lặng lẽ neo đậu bên phố cổ...

Khi thành phố cổ lên đèn

Tấp nập người đi qua lại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng hiếm có của cuộc sống hiện đại nơi đây

Bình yên nơi đâu...

Bình yên giữa dòng đời, thong dong tự tại...

Du khách đến với Hội An

Lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Hội An với đặc sản cơm gà bà Buội

Cơm gà bà Buội nằm ở một căn nhà nhỏ nhưng luôn tấp nập dân địa phương và khách du lịch nhờ hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Bên cạnh việc thăm thú phố cổ, đi thuyền trên sông thì thưởng thức ẩm thực cũng là một trải nghiệm thú vị của du khách ở Hội An. Ngoài những món nổi tiếng từ lâu như cao lầu, mì Quảng, thịt nướng... nơi đây còn có món cơm gà trứ danh. Trong đó, quán cơm gà bà Buội là địa chỉ được nhiều người lựa chọn nhất.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Khám phá thứ mê hoặc khách du lịch Tây đến với Hội An

“Du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An, nếu chưa thưởng thức món bánh xèo nơi đây”.
Mới đây, Tripadvisor – một trong những trang web cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 10 địa điểm có các món ăn hấp dẫn nhất của châu Á trong năm 2011. Trong danh sách này, Hội An (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) được xếp ở vị trí thứ 6 với các món ăn truyền thống đặc sắc của mình.
Trang web này bình luận: “Ẩm thực của Hội An quyến rũ trong cả hương vị và thẩm mỹ. Du khách phương Tây thực sự bị mê hoặc với những món ăn truyền thống tại đây như cao lầu, bánh hoa hồng trắng, hoành thánh chiên giòn hay mì Quảng. Đặc biệt, du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An nếu chưa thưởng thức món bánh xèo ở nơi đây”.
Dưới đây là những món ăn được Tripadvisor đánh giá cao ở Hội An:
Bánh hoa hồng trắng được làm chủ yếu bằng bột gạo, nhân tôm có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu trắng trông hệt như đoá hoa hồng trắng muốt. Về tên gọi, trước đây người dân Hội An hay gọi là bánh vạc, nhưng khách du lịchnước ngoài đến ăn thấy bánh có vị ngon lạ và hình thức bắt mắt đã liên tưởng tới hoa hồng trắng và đặt tên cho bánh là White Rose. Từ đó người ta cũng quen gọi bánh với cái tên thi vị đó.
Bánh xèoBánh xèo có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị.
Cao lầu là đặc sản của Hội An. Chúng được nhiều người coi là món ăn của sự giao thoa văn hóa với những sợi mỳ dày giống với mỳ udon Nhật Bản, phần bánh đa giòn và thịt lợn có phần giống món ăn Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau sống mang đậm chất Việt Nam. Điểm đặc biệt là món cao lầu chính hiệu phải được làm từ nước lấy từ giếng nước Bá Lể ở Hội An..

Theo tương truyền, hoành thánh là món ăn do những người Hoa Triều Châu mang đến Hội An. Chúng có vỏ ngoài làm bằng bột, bên trong là nhân tôm, giò hoặc thịt nạc giã nhuyễn, có thể nấu với mỳ hoặc chiên giòn. Hoành thánh chiên là những viên hoành thánh được chiên giòn lớp vỏ, sau đó trải lên trên món sốt gồm tôm, cà chua, cà rốt, hành tây, nấm mèo… và những gia vị đặc trưng của người Hoa, có vị chua chua, ngòn ngọt. Thường thì dùng nóng khi hoành thánh chiên chưa kịp mềm ra vì nước sốt mới ngon.

Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ…
10 địa danh trong bảng xếp hạng ẩm thực châu Á năm 2011 của Tripadvisor:1 – Bangkok, Thái Lan.
2 – Hồng Kông, Trung Quốc.
3 – Seminyak, Indonesia.
4 – Singapore.
5 – Sapporo, Nhật Bản.
6 –  Hội An, Việt Nam.
7 – Kyoto , Nhật Bản.
8 – Osaka, Nhật Bản.
9 – Seoul, Hà Quốc.
10 – Koh Samui, Thái Lan.

Hội An lọt top 25 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Ẩm thực Hội An (Quảng Nam) xếp ở vị trí thứ 6 trong danh sách top 25 điểm đến có ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2011.
Danh sách trên do một trong các trang du lịch trực tuyến nổi tiếng – Tripadvisor – bình chọn và công bố vào ngày 22/11 vừa qua.

Cầu Cửa Đại Hội An nối liền đôi bờ

Sáng 30-8, UBND tỉnh sẽ khởi công dự án xây dựng cầu Cửa Đại. Công trình này là sự kết nối liên hoàn tuyến đường du lịch ven biển từ Đà Nẵng đến Hội An qua bờ nam sông Thu Bồn, tạo động lực phát triển không chỉ cho Quảng Nam mà cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu cửa Đại tương lai
Cầu cửa Đại tương lai
Năm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam – nơi có 2 di sản văn hóa thế giới, có bờ biển dài 125km… là “vùng đất hứa” cho các dự án du lịch. Thế nhưng, đến nay cả vùng đất ven biển của tỉnh, bao gồm 30 xã, phường của 6 huyện, thành phố, vẫn trong tình trạng chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông còn nhiều yếu kém. Để “đánh thức” tiềm năng khu vực rộng lớn này, cuối năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển Quảng Nam, với quy mô 13.720ha trên địa bàn 15 xã thuộc 4 huyện, thành phố. Theo đó, di dời, sắp xếp 10.367 hộ dân, với 40.910 nhân khẩu; tổng vốn đầu tư 3.679 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành, một bộ phận lớn dân cư vùng ven biển sẽ được di dời vào các khu dân cư an toàn, tạo lập cuộc sống mới với chất lượng cuộc sống cao. Đồng thời, tạo ra quỹ đất ven biển phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường cảnh quan, tạo công ăn việc làm mới cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Dự án tổng thể có 29 dự án thành phần, trong đó lớn nhất là dự án cầu Cửa Đại.
Phối cảnh cầu cửa Đại
Phối cảnh cầu cửa Đại
Sau một năm triển khai, đến nay Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển của tỉnh đã định hình quy hoạch không gian và phạm vi dự án, xây dựng kế hoạch di dời sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai. Bên cạnh đó, hoàn thành công tác quy hoạch và lập dự án các khu tái định cư thuộc phạm vi các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, trong đó có 3 tuyến đường trục chính vào khu dân cư làng chài Duy Nghĩa đang thi công…
Riêng dự án cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn có tầm quan trọng về chiến lược không chỉ đối với Quảng Nam, mà nó cùng với cầu Rồng của TP. Đà Nẵng đang được xây dựng, tạo nên động lực phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây chính là sự kết nối liên hoàn tuyến đường bộ ven biển giữa Đà Nẵng- Hội An- Khu Kinh tế mở Chu Lai – Khu Kinh tế Dung Quất. Đồng thời, là tuyến đường huyết mạch của vùng ven biển Quảng Nam, đáp ứng yêu cầu phòng tránh thiên tai và kịp thời cứu hộ cứu nạn cho nhân dân vùng ven biển.
Ngày 26-8, tại cuộc họp báo công bố dự án cầu Cửa Đại, ông Đỗ Xuân Diện, Phó Trưởng ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển Quảng Nam khẳng định: “Khởi công cầu Cửa Đại là bước đột phá đầu tiên, cùng với tuyến đường cứu hộ cứu nạn vùng đông sông Trường Giang (huyện Thăng Bình) mới hoàn thành và 2 tuyến đường trục chính khu dân cư làng chài Duy Nghĩa đang khẩn trương thi công, sẽ tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế – xã hội cả vùng đông của tỉnh”.
Xây dựng 3 khu tái định cư để thi công đường dẫn cầu Cửa Đại
Hội An đang gấp rút xây dựng 3 khu tái định cư cho nhân dân để giải phóng mặt bằng thi công công trình đường dẫn cầu Cửa Đại.
Theo đó, khu tái định cư xã Cẩm Thanh với khoảng 4ha được bố trí ở cuối đường Tống Văn Sương; phường Cẩm Châu được bố trí tại khối Sơn Phô 1; phường Cẩm An được bố trí ở khu Làng Chài. Chính quyền thành phố yêu cầu: khi lập phương án bố trí tái định cư cần xem xét cụ thể từng trường hợp để bố trí hợp lý, đảm bảo công bằng và thuận lợi cho nhân dân.
Theo thiết kế,  dự án cầu Cửa Đại có tổng chiều dài 18.300m, chiều rộng cho 4 làn xe. Trong đó, phần cầu chính bắc qua sông Thu Bồn dài 1.480m, rộng 25m; phần đường dẫn phía Hội An 4.780m, rộng 38m; phần đường dẫn phía Duy Xuyên 1.204m, rộng 138m (có 100m làm dải cây xanh 2 bên đường). Tổng mức đầu tư xấp xỉ 2.480 tỷ đồng;  trong đó Trung ương hỗ trợ 50%, ngân sách tỉnh 50% từ khai thác quỹ đất và các nguồn khác. Chủ đầu tư là Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển  Quảng Nam. Đơn vị quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải. Đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5). Khởi công ngày 30-8-2009, dự kiến hoàn thành trong vòng 42 tháng (khoảng tháng 9-2013). (Nguồn: Ban quản lý Sắp xếp dân cư ven biển tỉnh Quảng Nam )

Khởi công cầu Cửa Đại Bắc qua sông Thu Bồn Quảng Nam

Sáng nay 30-8, tại bến sông thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công xây dựng cầu Cửa Đại. Cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối liền thành phố Hội An (tại xã Cẩm Thanh) và huyện Duy Xuyên (tại xã Duy Nghĩa).
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Cầu Cửa Đại có tổng đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu có chiều dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu là 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

“Chiếc đòn gánh” nối hai miền di sản

Bài toán về đò giang cách trở của người dân hai bên sông sẽ được giải quyết – Ảnh: Tấn Vũ
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
San bằng cách biệt
Ở cuối dòng Thu Bồn trước khi đổ về Cửa Đại, bên này Hội An phồn thịnh, bên kia vùng đông Duy Xuyên đất nghèo cát cháy. Vì vậy việc xây dựng cầu Cửa Đại là nỗi mong chờ của hàng ngàn cư dân các xã vùng cát huyện Duy Xuyên từ bao đời nay. Ngồi ở đầu cầu tàu chở khách ở bến đò Nồi Rang, xã Duy Nghĩa, ông Nguyễn Bá Tùng (một người dân địa phương) hồ hởi: “Chờ miết, nghe nói miết, chừ cũng tới ngày khởi công. Người dân chúng tôi ngàn đời nay chỉ mong có cây cầu. Mở mắt ra gặp đò, mưa gió, đêm hôm, con cái học hành cơ cực quá rồi!”. Nhà ông Tùng có hai đứa con, ông làm nghề lái đò chở khách sang sông, hơn ai hết ông thấu hiểu cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây chỉ vì cách trở đò giang.
Cầu Cửa Đại có tổng vốn đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Cây cầu là một trong 29 hạng mục công trình thuộc dự án tổng thể hướng đến mục tiêu sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Có trên 10.000 hộ dân với hơn 40.000 người sẽ di dời, giải tỏa, sắp xếp và chỉnh trang.
Tám năm đưa đò, ông Bằng chở hàng ngàn học sinh qua sông. “Sợ nhất là mùa mưa bão. Khúc sông này gần cửa biển nên gió rất mạnh. Không thuộc con sông thì khó mà vững tay lái. Chết người như chơi” – ông Bằng cho biết.
Em Lê Văn Tám – người dân xã Duy Nghĩa – tiếc nuối: “Mấy năm học cấp III, em và bạn bè phải đi đò qua Hội An để học. Trời nắng còn đỡ, mùa mưa nước lũ về, ngồi trên đò mà run cầm cập sợ nước cuốn trôi ra biển. Nhiều lần trễ đò, trễ học cực quá. Nay xây cầu thì em vừa ra trường. Thấy tiếc quá! Nhưng các em học sinh của xã này sẽ không còn nhọc nhằn lội sông như em”.
Các xã Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) cách Hội An chỉ hơn 1km đường chim bay, nhưng nhiều năm qua đời sống người dân vẫn còn cơ cực. Giao thông cách trở, hàng ngàn hộ dân ven biển này vẫn loay hoay với nghề biển.
Ông Huỳnh Văn Năm – chủ tịch UBND xã Duy Vinh – tâm sự: “Có cây cầu, đời sống người dân phía đông của Duy Xuyên chắc chắn sẽ bớt khó khăn. Cá, mắm, rau củ quả… từ đây có thể buôn bán thông thương với Hội An, Đà Nẵng. Có cầu, chỉ cần đi nửa giờ là đến Đà Nẵng bằng xe máy. Trước đây đi vòng quốc lộ 1A phải mất gần hai giờ”.
Tạo thế cạnh tranh mới
Cầu Cửa Đại nằm ở vị trí hết sức đặc biệt, giải quyết nút giao thông quan trọng và liên hoàn trên cung đường du lịch ven biển kéo dài từ Huế – Lăng Cô – Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai vào đến Dung Quất. Bên cạnh vấn đề dân sinh, tránh lũ, cứu hộ…, cầu Cửa Đại còn là “chiếc đòn gánh” thúc đẩy kinh tế cả vùng cát ven biển khu vực miền Trung.
Ông Nguyễn Sự – bí thư Thành ủy Hội An – phân tích: cầu Cửa Đại là mong ước lâu đời của người dân hai vùng Hội An – Duy Xuyên. Khi tuyến đường chiến lược quốc gia ven biển hoàn thành, Hội An sẽ có thêm nhiều ngả đến. Nó cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Hội An. Khi đó không chỉ Đà Nẵng hay Hội An có khu nghỉ dưỡng, có dịch vụ du lịch mà dọc tuyến đường này sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ vệ tinh tương tự Hội An, Đà Nẵng. Khi giao thông phát triển thì kinh tế sẽ không còn ranh giới về hành chính. Dung Quất, Chu Lai khi đó sẽ rất gần với Đà Nẵng, và nơi nào dịch vụ tốt nơi ấy chắc chắn sẽ hút khách lưu trú.
Theo ông Sự, khi cây cầu thông thương, một chiến lược về kinh tế biển cũng thay đổi. “Lâu nay nói đến kinh tế biển, người ta thường nghĩ ngay đến việc khai thác, đánh bắt tài nguyên trên biển. Nhưng kinh tế biển, theo tôi, là giúp người dân vùng biển thay đổi cơ cấu kinh tế và tư duy về cách thức làm giàu trên chính vùng đất của mình” – ông Sự nói.
TẤN VŨ
Tiến sĩ Lâm Chí Dũng (Đại học Đà Nẵng):
Giúp thúc đẩy liên kết kinh tế miền Trung
Cầu Cửa Đại được xây dựng cho thấy nỗ lực đáng kể của các cấp chính quyền trong việc tạo dựng mối liên kết giao thông huyết mạch giữa các địa phương dọc ven biển miền Trung, từ đó tạo nên động lực giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ hội phát triển. Việc cầu Cửa Đại xuất hiện trên bản đồ cầu đường VN đã mở ra một cung đường ven biển, từ đó tạo nên tuyến du lịch chạy dài nối Lăng Cô của Thừa Thiên-Huế với Sơn Trà của Đà Nẵng, rồi men theo tuyến đường ven biển vào thẳng đô thị cổ Hội An và qua cầu Cửa Đại vào tận Chu Lai, Kỳ Hà của Quảng Nam trước khi dừng lại tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. Ngoài ra, tuyến đường dọc ven biển miền Trung này còn có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn.

Độc đáo món ốc vú nàng Cù Lao Chàm Hội An

Mỗi khi có dịp từ đất liền ra đảo Cù Lao Chàm (thuộc TP Hội An, Quảng Nam) gặp ngày trăng tròn, thế nào tôi cũng được những người bạn đi biển đãi các món ăn chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều.
ốc vú nàng luộc
ốc vú nàng luộc
Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý…nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiềudu khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Thưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc vú nàng thành nhiều món, trước tiên là món luộc. Nói là luộc nhưng chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng tự thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy. Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi, trong khi luộc, mở nắp nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra. Trong giây lát những con ốc vú nàng đã bắt đầu co dần, khi thịt đã chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa là ốc chín. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh, người sành ăn dùng tay húp luôn nước trong con ốc.
Ốc nướng
Ốc nướng
Món thứ đến là món nướng, món này ấn tượng không kém món luộc. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò than. Sắp ốc lên vỉ nướng, vài phút sau nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Ốc vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa thì thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra. Cứ một miếng ốc vú nàng, một ngụm rượu, trong chốc lát số vỏ ốc đã bỏ đầy một góc.
Món gỏi ốc vú nàng cũng đầy hương vị đậm đà khiến người thưởng thức khó mà quên được. Thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm ăn với bánh tráng nướng, chấm với nước mắm gừng là tuyệt không gì bằng.
Không quá béo như thịt, không quá dai như sò, nghêu, không nhỏ như hàu và có hương vị đậm đà khó quên, ốc vú nàng được xem là loài ốc quý trong danh mục ốc xứ Quảng.

Làng rau Trà Quế giờ đã thành sản phẩm du lịch

Lẩn khuất giữa phố cổ Hội An thanh bình là làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) nép mình giữa cù lao yên ả.
Làng Trà Quế được bao bọc bởi dòng sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế. Thiên nhiên đã dành những đặc ân cho ngôi làng này nên ngàn đời nay, rau xanh từ Trà Quế được người tiêu dùng biết đến như một loại rau thơm ngon vào hàng bậc nhất Việt Nam.
Du khách nước ngoài với “một ngày làm nông dân” tại làng rau Trà Quế.
Du khách nước ngoài với “một ngày làm nông dân” tại làng rau Trà Quế.
Hương vị đặc trưng
Cách đây 400 năm, những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông. Họ nhanh chóng phát hiện sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, làng nằm ven sông, cận đầm và nguồn nước tưới tiêu dồi dào nên nhiều gia đình đã chuyển sang khai canh trồng rau.
Rồi chiến tranh, những cánh đồng rau xanh bị cày xới tan tác bởi những hố bom sâu hoắm. Dù trải qua hai cuộc chiến khốc liệt nhưng bà con nông dân vẫn bám đất, kiên trì với nghề trồng rau. Hiện nay, cả thôn Trà Quế có 239 hộ, trong đó có 229 hộ làm nông nghiệp (trong số 229 hộ làm nông nghiệp có 200 hộ sống bằng nghề trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 ha).
Nếu như thiên nhiên đã ban tặng cho họ vùng đất trù phú thì bàn tay con người đã góp phần làm nên thương hiệu rau xanh Trà Quế nổi tiếng như ngày nay. Tận dụng sự thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cộng với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, bà con nơi đây đã hình thành nên quy trình trồng rau hợp lý từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, trong đó quan trọng nhất là khâu làm đất và chăm bón.
Cách chăm bón rau ở đây hết sức đặc biệt, ngoài việc tưới đủ nước hàng ngày, bón phân, rau còn được bón bằng rong do bà con vớt từ đầm rong Trà Quế. Do vậy, cây rau Trà Quế nổi tiếng xanh, thơm ngon hơn rau ở những nơi khác. Từ rất lâu, rau Trà Quế không những đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mà còn được tiêu thụ ở những vùng lân cận như Điện Bàn, Duy Xuyên, Hòa vang… Khác với rau xanh Đà Lạt, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ năm vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.
Du khách với một ngày làm nông dân
Những năm 1980, 1990 của thế kỷ trước, những tưởng làng rau sẽ lụi tàn do thị trường tiêu thụ không có. Rau xanh được sản xuất ra nhiều nhưng chẳng biết bán đi đâu.
Từ khi du lịch Hội An khởi sắc, rau Trà Quế cũng đã thay da, đổi thịt. Người dân đã biết kết hợp giữa cách chăm sóc rau truyền thống và tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc rau theo quy trình khép kín, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, dần dần xây dựng được thương hiệu rau sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhờ sự nhạy bén của Hội Nông dân xã Cẩm Hà mà họ đã tìm được thị trường tiêu thụ rau ổn định cho người nông dân Trà Quế. Hiện nay, mỗi ngày cung cấp trên nửa tấn rau cho Metro Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Hà, cho biết tính ra mỗi năm, một sào rau cho thu nhập khoảng 18 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 12 triệu đồng, gấp 10 lần so với làm lúa, đời sống bà con nông dân ổn định, con em nông dân được học hành, không còn tình trạng thất học như trước đây.
Nếu trước đây nghề trồng rau được coi là một nghề phụ thì nay nghề trồng rau đã mang một diện mạo hoàn toàn mới. Nông dân Trà Quế không chỉ coi việc trồng rau đơn giản như là tăng thu nhập mà còn là một việc làm ý nghĩa, mang lại nguồn rau sạch cho người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu rau, làm ra những luống rau đẹp, mang tính nghệ thuật, phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Ngày nay, du khách quốc tế đến với làng rau Trà Quế ngày càng đông. Nông dân nhanh chóng tiếp cận với “ngành công nghiệp không khói” này làm cho làng rau thêm khởi sắc. Du khách đến với Trà Quế bị mê hoặc bởi những luống rau xanh và tấm lòng mến khách của cư dân nơi đây. Họ không ngần ngại tự nguyện với công việc làm “một ngày làm nông dân Trà Quế”. Và tiếng lành bay xa, tên tuổi làng rau đã vượt khỏi khu phố và tìm đến với bạn bè năm châu.

Chuyện buồn các cô gái lấy chồng Tây ở Hội An

Chuyện lấy chồng người nước ngoài ở Hội An cũng như ở một số thành phố khác đã trở thành bình thường. Tuy vậy, có một số cô gái do tìm hiểu không kỹ, lại thiếu vươn lên xây dựng tổ ấm nên đã lãnh hậu quả khôn lường.
Con gái Hội An có chồng Tây đông nhất vẫn là người của làng chài An Hội xưa, nay được chia thành 2 khối: An Hội và Đồng Hiệp, thuộc phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam.
Trung tá Nguyễn Văn Tâm, Phó Công an phường Minh An, nói rằng, khối phố An Hội và Đồng Hiệp ở phía Nam bờ sông Hoài nhìn sang phố cổ Hội An, ngày càng phát triển phồn thịnh là có sự đóng góp của các cô gái lấy chồng Tây. Những cô gái này đã gom góp tiền của xây nên bao ngôi biệt thự nguy nga tráng lệ, bao nhà hàng sang trọng, với những trang thiết bị hiện đại, ngày ngày mở cửa đón khách du lịch thập phương.
Làng chài nghèo Hội An giờ trở thành khu phố cổ sầm uất.
Làng chài nghèo Hội An giờ trở thành khu phố cổ sầm uất.
Tuy nhiên, tìm hiểu sâu xa mới hay bên cạnh những cô hạnh phúc cũng có nhiều cô bất hạnh bây giờ mới nói ra. Bởi lẽ, những cô gái lấy chồng Tây, chỉ với ít tiếng bồi làm vốn liếng mà “tùng phu” sang Pháp, Bỉ, Mỹ, Anh… thì khó thể hòa hợp được cuộc sống ở xứ người. Bất đồng ngôn ngữ sẽ dẫn đến bao hệ lụy trong sinh hoạt hằng ngày. Rốt cuộc, đã có không ít cô sang làm dâu xứ người một thời gian đã quay về quê nhà sống trong cảnh đơn chiếc, ngậm ngùi. Ngôi biệt thự, cái nhà to, sạp vải lớn mà họ tậu được bằng tiền dành dụm trong thời kỳ ở với chồng cũng không thể đắp đổi được tình nghĩa vợ chồng, hạnh phúc gia đình mà bao người phụ nữ khác ở quê hương có được.
Trung tá Nguyễn Văn Tâm đã nhiều lần hỏi chuyện mấy ông Tây về nguyên nhân khiến họ thích lấy vợ Hội An, thì họ bộc bạch, con gái Hội An có trách nhiệm với gia đình, sinh con nếu có ly dị thì lo nuôi dưỡng chứ không bỏ bê như các cô nàng ở xứ họ. Thảo nào, nhiều cô gái lấy chồng Tây ở Hội An ra nước ngoài sống vài ba năm thì trở lại phố Hội với những đứa con thơ…
Rồi có một trường hợp đặc biệt, đó là ông già người Đan Mạch thích “chơi trống bỏi” đã chọn một nàng chèo đò ở An Hội, rồi về nước ly dị vợ, bán hết tài sản, gom góp tiền bạc sang “đầu tư” cho cô vợ mới. Nào hay, có tiền nên cô gái chèo đò lại giở chứng học đòi làm “đại gia” ăn tiêu xa xỉ, lập công ty buôn bán bất động sản… Kết cục thì cô nàng “ẵm” nợ đến 5-6 tỷ đồng khiến ông già Đan Mạch bị xốc, dẫn tới tai biến mạch máu não, bán thân bất toại và chỉ còn ước nguyện cuối đời là khi nhắm mắt, xuôi tay được chôn cất tại Hội An…
Thống kê sơ bộ của Công an TP Hội An, hiện đã có 150 cô gái Hội An lấy chồng Tây. Đa số các cô sau khi lấy chồng nhanh chóng “thoát nghèo” trở thành chủ tiệm vải, biệt thự, khách sạn… Khách quan mà nói, cũng có một số trong số các cô gái Hội An lấy chồng Tây tiếp tục học ngoại ngữ học văn hóa, để có thể hòa hợp với nhà chồng. Số đông còn lại họ không thể học thêm được gì ngoài mớ tiếng bồi…
Nhiều người, khi tới Sở Tư pháp làm giấy kết hôn cũng chỉ biết điểm chỉ (lăn tay). Song, khi đã rủng rẻng đồng tiền trong túi thì họ lại không chịu khó tu chí làm ăn mà chỉ học cách làm sang, học thói ăn tiêu xả láng như các “đại gia”. Và, hệ lụy “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” tại một số gia đình đã diễn ra.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Ngày không khói xe đầu tiên ở Việt Nam

Trong nhịp sống đô thị hoá ngày càng mạnh trên khắp các địa phương của cả nước, hôm nay (9/9/2012), Hội An đã mang lại một điều đặc biệt cho người dân và du khách, đó là “ngày không khói xe”.
Sự kiện được UBND Thành phố Hội An phối hợp cùng Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị tổ chức kết hợp với “Ngày không túi nylon”, nhằm góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng Hội An thành phố Sinh thái – Văn hóa – Du lịch.
Nổi tiếng không chỉ là một thành phố của di sản văn hoá và di sản thiên nhiên, Hội An còn được biết đến như một thành phố tiêu biểu của Việt Nam với việc tổ chức thành công phố đi bộ từ 10 năm qua và “Ngày không túi nilông từ 3 năm nay. Chính vì vậy, Hội An được chọn là nơi đầu tiên để tổ chức “Ngày không khói xe” tại Việt Nam.
Để có thể tổ chức được một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt này, Trugn tâm Hành động vì sự phát triển Đô thị, với sứ mệnh cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại các thành phố của Việt Nam, đã liên hệ với tổ chức quốc tế về “Ngày không khói xe” để đề xuất đăng ký Hội An vào danh sách các thành phố trên toàn thế giới tham gia sự kiện này.
Từ 7 giờ sáng, lễ phát động hưởng ứng sự kiện Ngày không khói xe đã được bắt đầu. Lễ diễu hành diễn ra ngay sau đó với sự thamg gia của khoảng 300 người, gồm các đại biểu của UBND Thành phố, các phòng ban, các hội đoàn và doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong đoàn diễu hành có sự tham gia của hàng chục chiếc xe xích lô, một loại phương tiện thân thiện với môi trường ở Hội An và được khách du lịch khá ưa chuộng.
Cũng trong ngày này, một hoạt động thường niên của Hội An từ 3 năm nay cũng đồng thời diễn ra, đó là Ngày không túi nilông. Mặc dù nhịp sống của người Hội An vốn khá chậm và người dân phố cổ thường bắt đầu bán hàng từ khoảng 9h sáng, nhưng hôm nay, ngay từ 7 giờ sáng đã có rất nhiều người dân mang túi ni lông đến các điểm quy định để đổi lấy những chiếc túi dùng nhiều lần. Đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
Một hình ảnh rất đáng yêu trong khung cảnh yên bình của Hội An cũng đã khiến du khách đặc biệt thích thú, đó là những em học sinh tham gia Hội thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Đường đi học an toàn” tổ chức tại hè đường Châu Thượng Văn.
“Ngày không khói xe” được phát động lần đầu tiên tại thành phố La Rô-Sen của Pháp vào năm 1997. Đây là dịp để lãnh đạo thành phố, các tổ chức và người dân có cơ hội thúc đẩy việc sử dụng những phương tiện giao thông thân thiện môi trường như xe đạp, xe điện; kêu gọi mọi người lựa chọn xe công cộng, thử nghiệm những giải pháp để giảm sự lệ thuộc vào ô tô, xe máy, hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả cộng đồng.
Từ năm 1998, “Ngày không khói xe” đã trở thành hoạt động mang tính toàn quốc của Pháp và từ năm 2000 đã phát triển thành dự án mang quy mô Châu Âu, được tiến hành vào ngày 22 tháng 9 hàng năm. Đến nay, “Ngày không khói xe” là sự kiện trọng tâm trong “Tuần lễ giao thông Châu Âu” và đã dần lan rộng ra trên toàn thế giới với sự tham gia của hơn 2 nghìn thành phố tại 40 quốc gia.
Một số hình ảnh trong Ngày không khói xe và Ngày không túi nilông ở Hội An:
Hàng trăm chiếc xe đạp đã sẵn sàng cho chuyến diễu hành của Ngày không khói xe
Hàng trăm chiếc xe đạp đã sẵn sàng cho chuyến diễu hành của Ngày không khói xe
 Những bác xích lô hào hứng, nhiệt tình dẫn đầu đoàn diễu hành
Những bác xích lô hào hứng, nhiệt tình dẫn đầu đoàn diễu hành
 Lớp trẻ bao giờ cũng là những người tiên phong trong các phong trào  bảo vệ môi trường
Lớp trẻ bao giờ cũng là những người tiên phong trong các phong trào bảo vệ môi trường
Những người dân, những du khách yêu Hội An và cả những chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng hăng hái tham gia lễ diễu hành
Những người dân, những du khách yêu Hội An và cả những chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng hăng hái tham gia lễ diễu hành
 Cùng ngày, người Hội An cũng tấp nập rủ nhau mang túi nilông đi đổi để hưởng ứng bảo vệ môi trường
Cùng ngày, người Hội An cũng tấp nập rủ nhau mang túi nilông đi đổi để hưởng ứng bảo vệ môi trường

Chùa Cầu Hội An đang bị xâm hại

Cạnh dòng sông Hoài thơ mộng là vùng hạ lưu của con sông lớn Thu Bồn, lại có Chùa Cầu nằm trong quần thể Khu di tích phố cổ Hội An (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam), là Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu được xem là một trong những di tích độc đáo có giá trị lớn về kiến trúc, lịch sử, văn hóa… có một không hai của Quảng Nam và đất nước. Du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu phố cổ mà không ghé thăm Chùa Cầu coi như thiếu đi một nửa. Hình ảnh Chùa Cầu còn là chứng tích của thời gian trên phố cổ rêu phong, là linh hồn của Di sản văn hoá thế giới – Hội An.
Song hiện nay cảnh quan chung quanh nhất là nguồn nước thải đang từng ngày đe dọa, xâm thực chân Chùa Cầuvà ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó phía sau chùa cũng bị nguồn nước thải “tấn công”. Bên cạnh đó hàng trăm hộ dân, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dọc theo các tuyến đường Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo… xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng kênh Chùa Cầu rồi chảy ra sông Hoài khiến dòng nước ở đây đục ngầu, đen ngòm, sủi bọt trắng xóa, bốc mùi lan tỏa tanh hôi nồng nặc, phát tán ra một khu vực phố cổ gây lo lắng, bức xúc người dân và du khách tham quan.
 Chùa Cầu đang bị nước thải ô nhiễm xâm hại.
Chùa Cầu đang bị nước thải ô nhiễm xâm hại.
Bà Châu Thị Tú, nhà cạnh Chùa Cầu bộc bạch: “Nước thải dưới dòng kênh Chùa Cầu lúc nào cũng bốc mùi hôi tanh gây cảnh nhếch nhác, phản cảm, khó chịu. Hằng ngày, lưu lượng du khách về đây tham quan rất đông. Chẳng lẽ để tình trạng này tồn tại mãi sao”. Anh Nguyễn Văn Nam, du khách ở TP. Đà Lạt đi tham quan, du lịch, lưu trú phố cổ dài ngày thì phản ánh: “Chùa Cầu mang vóc dáng kiến trúc cổ, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc cần trùng tu, gìn giữ nhưng hiện nay Chùa Cầu bị nước thải xâm thực và vấn nạn ô nhiễm môi trường huỷ hoại”. Hơn thế nữa, Chùa Cầunằm ở vùng hạ lưu của một con sông lớn, triều cường và dòng chảy mạnh, lại là vùng thấp, trũng cho nên hằng năm vào mùa mưa lũ thường xuyên gây ngập, lụt kéo dài cũng là tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của chùa.
Chúng tôi về Hội An tìm hiểu thì được biết, chính quyền TP. Hội An đã và đang chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng liên quan, ra sức nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm và cảnh quan nơi đây. Nhiều giải pháp đã được triển khai, chính quyền cho giải toả các hộ dân hai bên kênh nước Chùa Cầu và ruộng rau muống, sau đó nạo vét lòng kênh, thiết kế thoát lũ kết hợp xử lý nước. Trạm bơm cấp nước kênh Chùa Cầu đang được thi công cùng với việc xây dựng cảnh quan, điện chiếu sáng, cây xanh… tạo ra môi trường trong lành, thông thoáng và thân thiện. Hồ điều hòa được xây xong nhằm xử lý nước thải bằng phương pháp lắng lọc tự nhiên tại hồ, trước khi chảy qua khu vực.
Địa điểm hồ điều hòa nằm tại ruộng rau muống phía thượng lưu Chùa Cầu, mái dốc được kè bằng tấm lợp bê-tông, nước từ kênh phía bắc đường Phan Châu Trinh sẽ chảy qua cống hộp vào hồ điều hòa. Sau khi lắng lọc tự nhiên tại hồ, dòng chảy theo cống hộp chảy vào kênh dưới Chùa Cầu, nước thải của khu dân cư xung quanh cũng được gom bằng các tuyến cống rãnh rồi dẫn vào hồ điều hòa. Ngoài ra, để tạo nguồn nước cấp lấy từ kênh đào sông Hoài, với sự tài trợ của Tổ chức JICA, đã xây dựng trạm bơm cấp nước đặt ngầm dưới tuyến đường ven theo kênh đào sông Hoài, khu vực đường bao Nguyễn Thị Minh Khai, nước được bơm lên theo tuyến ống chảy dọc theo hẻm, rồi vòng lên đường bê-tông trước làng nghề đến hồ điều hòa… Thành phố sẽ thử nghiệm trồng các bè cỏ Vetiver để xử lý ô nhiễm tại khu vực hồ điều hòa Chùa Cầu cũng như tạo cảnh quan đẹp.
Để bảo vệ Chùa Cầu trước sự “tấn công” của thời gian, thiên tai, con người… Chính quyền TP. Hội An đã, đang và sẽ có những động thái tích cực, chắc chắn Chùa Cầu sẽ được bảo vệ, gìn giữ tối đa, nghiêm ngặt, xứng đáng là linh hồn, biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An.

Tổng kết tình hình kinh tế xã hội Hội An 2013

Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã đánh giá tổng kết tình hình KTXH, ANQP thành phố trong năm 2013

Trong đó, giá trị tăng thêm (GDP) của thành phố cả năm 2013 đạt hơn 1.225 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2012, GDP hiện hành đạt 3.037 tỷ đồng, tăng 12,42%, GDP bình quân đầu người đạt 32,73 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu so với năm trước.
Ngành DL-DV-TM tăng trưởng mạnh, phát huy vai trò là ngành mũi nhọn cuả thành phố với GDP hiện hành đạt hơn 2.087 tỷ đồng, tăng hơn 16%, chiếm tỷ trọng 68,73% tổng GDP toàn thành phố. Năm 2013, thành phố được nhiều tổ chức và tạp chí du lịch quốc tế bình chọn là Thành phố được yêu thích nhất thế giới, Thành phố cảnh quan năm 2013, thành phố du lịch đứng thứ hai Châu Á, là 1 trong 7 địa danh đặc sắc nhất Việt Nam; cùng với biển Cửa Đại và Cao lầu Hội An cũng được du khách chọn là bãi biển đẹp và công nhận giá trị ẩm thực khu vực châu Á.
Năm qua, có 1.610.000 lượt du khách đến Hội An, trong đó có 1.170.000 lượt khách tham quan, tăng 14,9%; đặc biệt, khách tham quan Cù Lao Chàm tăng đột biến với 711.500 lượt, tăng 63,2%. Thành phố đã đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch ở một số thị trường tiềm năng như Thái Lan, Đức, Hàn Quốc…, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, nhất là mô hình homestay do hộ gia đình đầu tư theo định hướng phát triển du lịch sinh thái-văn hóa-cộng đồng, xây dựng đề án phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm từ nay đến năm 2020, trước mắt đưa cảng biển du lịch Cửa Đại vào khai thác.
Về thương mại, doanh thu thương mại đạt hơn 1.210 tỷ đồng, tăng 12,3%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 10,743 triệu USD, tăng 66%.
Đối với ngành CN-TTCN-Xây dựng, GDP hiện hành đạt 593,23 tỷ đồng, tăng 9,56%, chiếm tỷ trọng 19,53 tổng GDP toàn thành phố. Đặc biệt, sản phẩm lồng đèn Hội An vừa được cấp chứng thư “Top 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”. Và tiếp tục đầu tư cụm CN-ĐT-DV Thanh Hà, khu công viên văn hóa đất nung, đưa vào khai thác Trung tâm làng nghề tre-dừa nước Cẩm Thanh.
Trên lĩnh vực nông - ngư nghiệp do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên có mặt giảm sút, GDP đạt 365,3 tỷ đồng, bằng 98,64% so với năm trước. Tổng diện tích canh tác đạt 1.792 ha, riêng diện tích và năng suất lúa giảm. Để hỗ trợ sản xuất, thành phố đã triển khai chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ dài ngày sang trung, ngắn ngày, thử nghiệm sản xuất giá thể từ bẹ dừa nước, trồng hoa chuông, nấm rơm, cây cói…Bảo vệ tốt 1.037 ha rừng đặc dụng Cù Lao Chàm, không để xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng trái phép. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 13.400 tấn, tăng 3,47%.
Tuy nhiên, tốc độ và quy mô tăng trưởng DL-DV chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có; sản phẩm du lịch chưa đử sức giữ chân du khách dài ngày và chưa khai thác, quản lý tốt các bãi biển. Sản xuất CN-TTCN gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ…
Trong công tác tôn tạo, tu bổ di tích đã hoàn chỉnh bổ sung Quy chế quản lý, sử dụng di tích trong khu phố cổ và ban hành Quy chế quản lý di tích ở các khu vực vùng ven.
Năm qua, thành phố đã tổ chức rất nhiều hoạt động VHVN-TDTT, nổi bật như: Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V, Hội thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam và Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ III, Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản, tham gia Lễ hội đèn lồng Hội An tại Đức, tổng kết Đại hội TDTT thành phố lần thứ VII, đăng cai vòng bảng và vòng chung kết Giải Bóng đá ĐH TDTT tỉnh Quảng Nam tại Hội An.
Ngành Giáo dục thành phố đã hoàn thành PCGD mần non cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả PCGD tiểu học. Toàn thành phố có 115 học sinh thi đỗ vào trường PTTH chuyên bắc Quảng Nam, chiếm 41% chỉ tiêu của trường, 301 em trúng tuyển cao đẳng, đại học nguyện vọng 1. Ngành y tế đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo VSATTP, tiêm chủng mở rộng, phòng chống SDD trẻ em. Và phối hợp với Sở Y tế đăng cai tổ chức thành công Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ II tại Hội An, triển khai Luật PCTH Thuốc lá, nhằm thực hiện chương trình Xây dựng Hội An – Thành phố du lịch không khói thuốc lá.
Về an sinh xã hội, thành phố đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ cho các đối tượng theo Pháp lệnh ưu đãi NCC, trong đó 265 hồ sơ đề nghị tặng và truy tặng DH Mẹ VNAH. Triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 363 lao động, vượt 6,7% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Giải quyết hỗ trợ xóa nhà tạm, hỗ trợ xây mới 24 nhà và sửa chữa 192 nhà ở hộ chính sách với số tiền 6,96 tỷ đồng; vận động 12.000 người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, tăng gần 2.000 người so với năm trước.
Trong năm 2014, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiếp tục tăng tỷ trọng ngành DL-DV, đặc biệt chú ý khu vực nông thôn và hải đảo và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục; xây dựng kế hoạch tổ chức chu đáo các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, 70 năm thành lập QĐNDVN 22/12, 15 năm Hội An được công nhận DSVHTG gắn với 05 năm Cù Lao Chàm được công nhận Khu DTSQTG…, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, củng cố quốc phòng, giữ vững ANCT và TTANXH, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn

Phố đi bộ Hội An

Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” được Hội An thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 24.7.2004, nhưng ý tưởng về một đô thị cổ không có tiếng ồn của xe gắn máy đã được ấp ủ từ những năm 90 của thế kỷ trước - khi các cán bộ của Trung tâm VH-TT Hội An khảo sát tình hình phát triển của khu phố cổ để có kế hoạch phát triển phục vụ du lịch. “Phố đi bộ” làm nên thương hiệu du lịch ở Hội An không chỉ mở rộng không gian mà còn được kéo dài thời gian mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của du khách.


 
 Lân đâu tiên dự án được tổ chức vào ngày thứ Bảy hàng tuần với tên goi “Khu phổ cổ không có tiếng động cơ xe máy”;
Buổi sáng: Từ 8g00 - 11g00; buổi chiều: Từ 13g30 - 16g30, buổi tối từ 18g00 - 21g00
 Từ ngày 17/01/2005, dự án được tổ chức thực hiện vào ngày thứ Bảy và thứ Tư hàng tuần; thời gian hoạt động buổi chiều được điều chỉnh: từ 14g00 đến 16g30: buổi sáng và tối giữ nguyên.
 Từ ngày 05/3/2007 dự án dự án được tổ chức thực hiện vào ngày thứ Bảy, thứ Tư và thứ Hai hàng tuần; thời gian hoạt động buổi chiều được điều chỉnh từ 14g00 đến 16g30: buổi sáng và tối giữ nguyên. Dự án được đổi tên ‘'Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” và bổ sung thêm nội dung: “Đường và ỉề đường chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp, xe ba gác, xe xích lô, xe lăn của người tàn tật, không dành cho xe ô tô, xe mô tô, xe máy, các loại xe đạp điện ”
 Từ ngày 07/3/2008, ngày thứ Sáu hàng tuần được đưa vào hoạt động;
 Từ ngày 16/01/2010, dự án thực hiện 7 đêm/tuần cùng với đề án “Phố đêm”;
 Từ ngày 15/02/2011, ngày thứ Ba hàng tuần được đưa vào hoạt động;
 Từ ngày 02/02/2012, ngày thứ Năm hàng tuần được đưa vào hoạt động;
 Từ ngày 01/4/2013, ngày Chủ nhật hàng tuần được đưa vào hoạt động; dự án đã đạt được yêu cầu đề ra về tần suất hoạt động: 7 ngày 7 đêm trong tuần.
 Từ ngày 13/4/2014, thời gian hoạt động của dự án được điều chinh như sau:
- Buổi sáng từ 8g30 - 11g00;
- Buổi chiều và tói từ 15g00 - 21g30 (mùa hè) và 21g00 (mùa đông).
Khung thời gian thực hiện đề án như hiện nay là khá hợp lý. Phố cổ về chiêu rất đẹp, rất thanh bình trong mắt du khách nhất là từ 15g đến 21 giờ đối với mùa đông và đến 21g30’ đối với mùa hè
 

Tình hình kinh tế xã hội, giáo dục quốc phòng 9/2014 phố cổ Hội An

Phát huy kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế; trong quý III/2014, các cấp, các ngành từ thành phố đến xã, phường tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đe thúc đấy phát trien kinh tế, đảm bảo an sinh, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và đã đạt được kết quả tích cực, tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2014, the hiện ở các lĩnh vực cụ the như sau:

1- Trên lĩnh vực kinh tế:
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 2.606,44 tỷ đồng, đạt 75,41% KH, tăng 9,04% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khấu đạt 5.379.000 USD, đạt 64,44% KH và bằng 85,41% so với cùng kỳ.
1.1.   Du lịch - dịch vụ - thương mại:
Nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại phát trien và chuyen dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất đạt 1.762,81 tỷ đồng, đạt 75,42% KH và tăng 9,27% so với CKNT.
Trên cơ sở tiếp tục phát huy các lợi thế, tiềm năng về sinh thái, bien - đảo, cùng với trung tâm Phố cổ, thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu tại cảng Cửa Đại, Cù Lao Chàm, tăng cường đầu tư và quản lý tốt các bãi tắm... nhằm tiếp tục mở rộng không gian phát trien du lịch ra các vùng nông thôn, ven bien và hải đảo. Thành phố đã tiến hành rà soát quy hoạch phát trien mạng lưới lưu trú, tăng cường quản lý chấn chỉnh hoạt động kinh doanh homestay, spa, việc vận chuyen khách du lịch tại cảng Cửa Đại; đồng thời có chủ trương cho mở dịch vụ lưu trú đối với các trường hợp có diện tích đất lớn trên 1.000m2 đe vừa tạo điều kiện cho nhân dân phát triền kinh tế vừa giữ gìn cảnh quan sinh thái. Ngoài ra, sau những dư luận về việc quản lý bán vé tham quan, thành phố đã kịp thời thông tin ổn định được tình hình, tiếp tục điều chỉnh, đổi mới phương thức bán vé - hướng dẫn tham quan, qua đó tạo hiệu ứng tích cực đối với khách. Tiến độ xây dựng và ban hành kế hoạch trien khai Quy hoạch tổng the phát trien du lịch thành phố đến 2020 theo chương trình công tác đề ra còn chậm.

Cùng với việc tăng cường hoạt động quản lý, thành phố đã tập trung tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn, tích cực giữ vững môi trường du lịch an toàn, thân thiện... đe thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt chú trọng khai thác thị trường khách nội địa trong cơ cấu khách đến Hội An.
Theo số liệu ước tính, 9 tháng có 1.458.400 lượt khách đến (trong đó, có 650.900 lượt khách quốc tế và 807.500 lượt khách trong nước), tăng 8,15% so với cùng kỳ; tổng lượt khách tham quan đạt 992.600 lượt, tăng 8,23%; tổng lượt khách lưu trú đạt 625.200 lượt, tăng 4,43%; bình quân ngày khách lưu trú là 2,37 ngày (9 tháng 2013 là 2,31 ngày khác). Riêng khách tham quan Cù Lao Chàm tăng mạnh, ước đạt 209.000 lượt, tăng 25,41% so với cùng kỳ. Thành phố cũng đã lập và trình tỉnh Đề án giá vé tham quan Khu dự trữ sinh quy en thế giới Cù Lao Chàm.
Cùng với du lịch, ngành thương mại cũng có bước phát trien đáng ke; các dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, vận chuyen... hoạt động hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế du lịch phát trien. Công tác quản lý, kiem soát thị trường, giá cả, chất lượng dịch vụ được tăng cường. Chợ Hội An tiếp tục được quan tâm đầu tư; tăng cường chấn chỉnh phương thức kinh doanh, giao tiếp với khách, tạo thành điem tham quan mua sắm lớn của thành phố.
1.1.   Công nghiệp-TTCN và xây dựng:
Nhóm ngành CN-TTCN và xây dựng tiếp tục đà phục hồi và phát trien, giá trị sản xuất đạt 653,95 tỷ đồng, đạt 71,69% KH, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong đó giá trị ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn với 492,23 tỷ đồng; cơ cấu trong nội bộ ngành duy trì ổn định, kinh tế quốc doanh chuyen biến tốt.
Đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch cụm CN-ĐT-DV Thanh Hà, trien khai đầu tư cấp điện phục vụ sản xuất trong Cụm. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cụm CN-ĐT-DV này. Công tác khuyến công, quảng bá thương hiệu được tiến hành thường xuyên, đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phấm tại các lễ hội trong và ngoài nước; hoàn thành việc bình chọn sản phấm thủ công nông thôn tiêu bieu. Công tác phát trien làng nghề gắn với du lịch, tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm; thành phố đang xúc tiến thủ tục trình tỉnh công nhận làng nghề truyền thống cho làng gốm Thanh Hà.
Công tác quản lý, vận hành lưới điện đảm bảo thông suốt, hiệu quả; thành phố đang tích cực phối hợp trien khai dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn và dự án kéo điện lưới quốc gia ra đảo Tân Hiệp.
1.2.   Nông - lâm - ngư nghiệp:
Nhóm nông - ngư nghiệp duy trì được sự ổn định, giá trị sản xuất đạt 189,68 tỷ đồng, đạt 91,7% KH và tăng 2,26% so với cùng kỳ.
- Tổng diện tích gieo trồng đạt 1.786,6ha, trong đó diện tích lúa đạt 800,4ha, năng suất bình quân cả năm ước đạt 62,7 tạ/ha. Các loại rau, đậu cũng phát trien tốt, đem lại nguồn thu nhập đáng ke cho nông dân. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng, các mô hình, đề tài về sản xuất rau an toàn đang được trien khai, thực hiện thử nghiệm ở một số địa phương. Hiện nay, bà con nông dân đang
tập trung chăm sóc các loại hoa, cây cảnh đe chuấn bị cho vụ hoa Tết 2015. Khó khăn hiện nay là tình trạng nông dân bỏ đất sản xuất còn xảy ra tại một số địa phương, qua khảo sát có 33ha bỏ vụ; công tác định hướng, sắp xếp lại hoạt động của các HTX nông nghiệp còn chậm, kéo dài.
Chăn nuôi cơ bản ổn định, công tác kiem soát dịch bệnh được thực hiện khá chặt chẽ. Công tác tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm đạt tỉ lệ tương đối, thành phố đã chỉ đạo tiếp tục trien khai tiêm vét, đảm bảo đạt tỷ lệ đáp ứng miễn dịch toàn đàn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đề án tam nông được đấy mạnh thực hiện. Đến nay, xã Cấm Thanh mới đạt 12/19 tiêu chí, xã Cấm Hà đạt 13/19 tiêu chí, mức đạt các tiêu chí tương đối bền vững.
về ngư nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước, bà con ngư dân tiếp tục đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn đe vươn khơi bám bien dài ngày và tham gia bảo vệ chủ quyền bien đảo; nhiều nghề khai thác đạt hiệu quả, đời sống ngư dân cơ bản ổn định. Sản lượng khai thác 9 tháng đạt 11.049 tấn, đạt 82,46%KH và bằng 96,5% so với cùng kỳ.

      Đã thả nuôi được 192,35ha, trong đó chủ yếu là nuôi tôm với 180ha, sản lượng thu hoạch đạt 307 tấn, năng suất đạt 1,7 tấn/ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng Cù Lao Chàm được quan tâm, thành phố đã đề nghị Tỉnh tăng cường thêm lực lượng kiem lâm, hỗ trợ mua sắm các trang bị, phương tiện phục vụ PCCCR. Đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trien khai phương án năm 2014; trien khai gia cố, sửa chữa các tuyến kè bị sạt lở, các công trình xung yếu trong phòng chống lụt bão. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của tỉnh, thành phố đang khấn trương trien khai xây dựng kè chống sạt lở bờ bien Cửa Đại, phấn đấu hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay.
1-   Thu - chi ngân sách, kế hoạch và đầu tư:
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 642,789 tỷ đồng, đạt 67,257% so với dự toán, trong đó thu trên địa bàn 548,629 tỷ đồng, đạt 64,82% so với dự toán năm.
Tổng chi ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 461,318 tỷ đồng, đạt 59,11% so với dự toán, trong đó chi đầu tư phát trien đạt 234,893  tỷ đồng, chi thường xuyên đạt 223,828 tỷ đồng

       Quy hoạch tổng the phát trien kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, thành phố đã chỉ đạo thực hiện công bố và từng bước tổ chức trien khai quy hoạch.
Đã phê duyệt 121 công trình, hạng mục công trình, dự án với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng; phê duyệt quyết toán 78 công trình, tổng giá trị 111 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN 160 tỷ đồng, đạt 47,5% KH và 21 tỷ đồng từ nguồn tạm ứng ngân sách tỉnh đe thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT 608 và công viên Đồng Hiệp. Các chủ đầu tư đang tập trung.
đấy nhanh tiến độ trien khai thi công các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông trọng điem của thành phố.
1- Quản lý đô thị, quản lý di sản, tài nguyên môi trường:
     Công tác quản lý đô thị có nhiều cố gắng. Các ngành chức năng, các địa phương đã tập trung trien khai công tác đảm bảo trật tự, cảnh quan kiến trúc đô thị; tăng cường kiem tra, quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng, sửa chữa theo quy chế, nhất là tại khu vực phố cổ; duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh, đảm bảo chiếu sáng, trien khai các công trình kiến thiết thị chính. Đã giải quyết cấp phép cho 1.353 trường hợp xây dựng, sửa chữa, trong đó có 218 trường hợp trong phố cổ; hoàn thành dự án đường 18/8, đường Phan Bội Châu nối dài, ban hành quy chế tạm thời về quản lý xây dựng tại xã đảo Tân Hiệp; hoàn thành quy hoạch các điem không gian công cộng; phương án cải tạo nâng cấp các công trình vệ sinh kết hợp điem dừng chân cho du khách trong phố cổ đe có kế hoạch đầu tư trong thời gian đến. Tuy nhiên, việc cấp phép, giám sát hoạt động của các đơn vị thi công, lắp đặt các công trình hạ tầng chưa được quan tâm thường xuyên; việc tập kết vật tư, vật liệu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng tại các xã, phường không đảm bảo quy định đã gây ảnh hưởng đến việc giao thông và tắc nghẽn mương thoát nước tại vỉa hè các tuyến đường.
Công tác quản lý quỹ nhà nhà nước được tăng cường, kịp thời chấn chỉnh tình trạng tổ chức, cá nhân sử dụng nhà cho thuê sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

      Hoạt động quản lý, tu bổ di tích được quan tâm, thành phố tiếp tục trien khai các công trình tu bổ thuộc dự án trùng tu khấn cấp các di tích, công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu, hỗ trợ tu bổ, sửa chữa di tích; đồng thời tích cực lập hồ sơ, tranh thủ nguồn đầu tư từ trung ương, tỉnh cho các dự án thành phần thuộc Quy hoạch tổng the bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An. Tuy nhiên qua 02 năm ke từ khi dự án được phê duyệt vẫn chưa có nguồn đe trien khai.
Công tác quản lý đất đai được tập trung hơn, 9 tháng, đã tiếp nhận giải quyết 7.266 hồ sơ đất đai các loại, đạt 80,73% kế hoạch năm; hoàn thành việc đo đạc bản đồ VN.2000 và lập hồ sơ địa chính xã Cấm Hà; trien khai điều tra, khảo sát, xây dựng bảng giá đất năm 2015 của thành phố; thực hiện kiem tra, thấm định hồ sơ theo Chỉ thị số 01/2011/CT-UBND đe xử lý dứt điềm các trường hợp lấn chiếm đất trên địa bàn các xã, phường. Đến nay, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm thời kỳ đầu 2011­2015 của thành phố đã được tỉnh phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý về đất đai trên địa bàn.
Các hoạt động bảo vệ môi trường tiếp tục được đấy mạnh, đã trien khai và thực hiện có hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn tại 13/13 xã phường, trien khai nhân rộng chương trình giảm thieu sử dụng túi ni lông trên địa bàn; đặc biệt thành phố đã tranh thủ sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản cho dự án cải thiện chất lượng nước thải khu vực Chùa Cầu, được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 243,5 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2014-2018.
Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và tài nguyên nước được tăng cường hơn, tập trung kiem tra các trường hợp vi phạm quy định về xả nước thải và khai thác cát trái phép, đã xử lý 19 trường hợp, phạt tiền hơn 800 triệu đồng.

      Công tác BT,HT&TĐC được tập trung chỉ đạo, đặc biệt là việc tháo gỡ các vướng mắc tại Khu tái định cư làng chài Cấm An, Khu đô thị Phước Trạch - Phước Hải, đường 608, Trần Nhân Tông, ĐH15.... Ước 9 tháng đầu năm, đã chi trả bồi thường trên 103,5 tỷ đồng, bố trí TĐC cho 163 hộ với tổng diện tích 43.000m2 đất ở. Công tác khai thác, đấu giá đất được tích cực trien khai, tổng số tiền đấu giá trúng đạt 84 tỷ đồng, tạo nguồn vốn đe đầu tư cơ sở hạ tầng. Thành phố đang tích cực làm việc với tỉnh có chủ trương tháo gỡ vướng mắc trong việc thu tiền sử dụng đất đối với 243 trường hợp hộ bức xúc đã được bố trí đất ở tại phường Thanh Hà và xã Cấm Hà.

1-   Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
1.1.    Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao:
       Đã tri en khai thực hiện chu đáo công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, tạo khí thế sôi nổi chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước và thành phố. Bên cạnh các hoạt động văn hóa, lễ hội mang tính thường xuyên, thành phố đã tổ chức chu đáo chương trình kỷ niệm 15 năm đô thị cổ Hội An được công nhận DSVH thế giới 04/12 (1999-2014), 05 năm Cù Lao Chàm được công nhận khu dự trữ sinh quyen thế giới (26/5/2009-26/5/2014), 50 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cấm Thanh (27/9/1969-27/9/2014) và hội thi “Tìm hieu Hội An qua internet”, được đông đảo nhân dân và du khách hưởng ứng tham gia. Đã tổ chức khảo sát, nâng chất lượng hệ thống mạng wifi miễn phí và xúc tiến lập Cổng thông tin điện tử thành phố, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và phục vụ công tác quản lý, điều hành của nhà nước.

       Phong trào the dục the thao tiếp tục phát trien sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Thành phố tập trung đấy mạnh phát trien các môn the thao truyền thống, có thế mạnh của địa phương đồng thời ban hành đề án phát trien sự nghiệp the dục the thao giai đoạn 2014-2020, định hướng đến 2025 đe thúc đấy phong trào.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa và gia đình tiếp tục được quan tâm đấy mạnh, quy mô và chất lượng chương trình được nâng lên, nhiều mô hình văn hóa lồng ghép với công tác giảm nghèo, bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh được trien khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác kêu gọi xã hội hóa tổ chức khu vui chơi cho trẻ em được các địa phương quan tâm thực hiện, song nhìn chung kết quả chưa cao.
Công tác quản lý, kiem tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ; đã xử lý 12 trường hợp vi phạm, phạt tiền 56,8 triệu đồng, góp phần đảm bảo môi trường văn hóa văn minh, lành mạnh.
1.2. Giáo dục - Đào tạo, khoa học công nghệ:
Năm học 2013-2014, ngành GD-ĐT thành phố có chuyen biến tốt, the hiện qua kết quả học tập của học sinh ở các cấp học được nâng lên, nhất là chất lượng mũi nhọn.
Năm học 2014-2015 đã đi vào nề nếp. Trong năm học này, toàn ngành có 37 trường với tổng số 588 lớp, 17.968 học sinh từ cấp học mầm non đến THCS; thành phố đã đầu tư gần 28 tỷ đồng đe xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp; đóng mới bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Đã trien khai công tác điều tra PCGD các cấp học đe đưa vào quản lý thống nhất qua hệ thống phần mềm vi tính; tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy Chương trình thực hiện Nghị quyết TW 8 (khóa XI) của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ được đấy mạnh, năm
2014,     có 9 đề tài được phê duyệt danh mục, đến nay, đã tổ chức xét duyệt đề cương 03 đề tài, nghiệm thu 02 đề tài thuộc danh mục năm 2011, 2012.
1.1. Y tế, Dan số - KHHGĐ:
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện chu đáo với gần 222.000 lượt bệnh nhân, tăng 5% so với cùng kỳ. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng được trien khai thường xuyên, đặc biệt là đã giám sát chặt chẽ tình hình, không đe dịch bệnh và ngộ độc thực phấm phát sinh trên địa bàn; thực hiện có kết quả chương trình tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Đang trien khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ từ 01 đến 14 tuổi với 03 đợt tiêm từ nay đến tháng 2/2015.
Công tác DS-KHKGĐ 09 tháng qua có cố gắng, nhất là trong công tác truyền thông, đấy mạnh thực hiện nâng cao chất lượng dân số, nhờ đó đã duy trì được mức sinh thấp và tương đối ổn định (7,85%0), số người sinh con thứ ba trở lên là 47 trường hợp, không tăng so với cùng kỳ.
1.2. Lao động, thương binh và xã hội:
       Công tác thương binh, liệt sỹ được thực hiện chặt chẽ, chu đáo, kịp thời. Chín tháng, đã giải quyết trên 36 tỷ đồng cho các đối tượng có công, thấm định trình tỉnh 974 hồ sơ các loại, quy tập 11 mộ liệt sĩ vào nghĩa trang, huy động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được trên 914 triệu đồng, đạt 101,63% KH, đặc biệt đã tổ chức chu đáo lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và hoàn thành công tác tổng rà soát thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn.
Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm trien khai thực hiện, nhất là công tác đào tạo nghề, hỗ trợ về nhà ở, giảm nghèo bền vững... Đến nay, qua rà soát, có 57/84 hộ nghèo thuộc diện phải xóa nghèo và 78/200 hộ thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội có khả năng thoát nghèo trong năm 2014; đã cấp 7.850 thẻ BHYT cho các đối tượng người có công, BTXH, hộ nghèo, cận nghèo của thành phố và 2.001 thẻ cho nhân dân xã đảo Tân Hiệp; hỗ trợ đào tạo nghề cho 130 lao động nông thôn, hỗ trợ 300 triệu đồng đe xóa nhà tạm cho 10 hộ nghèo; đồng thời cấp tạm ứng từ ngân sách thành phố
2.262 triệu đồng đe hỗ trợ xây mới 19 nhà và sửa chữa 94 nhà đối tượng người có công theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ.
1- Lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội:
     Đã chủ động thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương; hoàn thành tổ chức diễn tập chiến đấu trị an cho 4 xã, phường (Thanh Hà, Cấm Phô, Minh An, Tân An) đạt kết quả tốt; tổ chức giao quân đợt I/2014 đạt 100% chỉ tiêu trên giao.
Lực lượng công an, quân sự thành phố đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn the và các xã, phường đấy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh trấn áp, ngăn chặn, đấy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng trên địa bàn. Công tác bảo vệ an ninh vùng bien được tăng cường. Thành phố đã kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp 1,5 tỷ đồng đe hỗ trợ cho công tác bảo vệ chủ quyền bien đảo Tổ quốc.
về tình hình trật tự, 9 tháng đã xảy ra 75 vụ phạm pháp hình sự, giảm 03 vụ so với cùng kỳ, chưa phát hiện tội phạm trên lĩnh vực an ninh, ma túy, không xảy ra án giết người. Tai nạn giao thông xảy ra 05 vụ, làm chết 05 người và bị thương 02 người.
2- Công tác xây dựng chính quyền:
    Thường xuyên thực hiện rà soát, củng cố bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và xã, phường. Đã trình tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức xét tuyen 35 viên chức sự nghiệp giáo dục, thi tuyen 29 công chức xã, phường; tổ chức tốt cuộc bầu cử trưởng, thôn khối phố nhiệm kỳ 2014-2017. Công tác thi đua khen thưởng, quản lý nhà nước về thanh niên được duy trì thường xuyên.
Thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Chín tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào.
Công tác thanh tra, tiếp công dân thực hiện thường xuyên. Đã trien khai 06 cuộc thanh tra kinh tế xã hội, qua thanh tra phát hiện tổng giá trị sai phạm trên 1,1 tỷ đồng, đã kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước 247,8 triệu đồng. Tổ chức tiếp 588 lượt công dân, tăng 120 lượt so với cùng kỳ, tiếp nhận 33 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó có 16 đơn thuộc thấm quyền của Chủ tịch UBND thành phố, đến nay đã giải quyết xong 15/16 đơn. Đã thành lập Hội đồng tư vấn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Tham mưu Chủ tịch UBND thành phố giải quyết đơn đảm bảo đúng pháp luật.
Công tác cải cách hành chính được quan tâm thực hiện. Tiếp tục trien khai, thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về Đề án đấy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố đến năm 2016, thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2014-2016. Đã triễn khai thực hiện dịch vụ công mức độ 2 và đưa vào vận hành hệ thống tra cứu hồ sơ qua điện thoại.

Hoạt động tư pháp có cố gắng, chú trọng việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến các đối tượng. Thực hiện có hiệu quả công tác hộ tịch, rà soát văn bản, chứng thực theo quy định.

Công tác đối ngoại tiếp tục được quan tâm tăng cường, đến nay thành phố đã có quan hệ kết nghĩa, giao lưu hợp tác với 06 địa phương trong và ngoài nước; tranh thủ được sự tài trợ, giúp đỡ của một số nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ cho công cuộc xây dựng và phát trien thành phố.