Sông Hoài huyền ảo về đêm

Những nhà hàng, quán bar nơi đây rất sôi động nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa

Một góc huyền ảo lung linh của Hội An bên dòng sông yên bình

Những con thuyền lặng lẽ neo đậu bên phố cổ...

Khi thành phố cổ lên đèn

Tấp nập người đi qua lại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng hiếm có của cuộc sống hiện đại nơi đây

Bình yên nơi đâu...

Bình yên giữa dòng đời, thong dong tự tại...

Du khách đến với Hội An

Lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Hội An các món ngon nên thử nha các bạn

Có thể gọi Hội An là thiên đường ẩm thực vỉa hè. Vì hầu hết những món ăn đặc trưng ở đây đều được bán trên hè phố, hay trong một con hẻm nhỏ nào đó.

Hội An với đặc sản cơm gà bà Buội

Cơm gà bà Buội nằm ở một căn nhà nhỏ nhưng luôn tấp nập dân địa phương và khách du lịch nhờ hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Bên cạnh việc thăm thú phố cổ, đi thuyền trên sông thì thưởng thức ẩm thực cũng là một trải nghiệm thú vị của du khách ở Hội An. Ngoài những món nổi tiếng từ lâu như cao lầu, mì Quảng, thịt nướng... nơi đây còn có món cơm gà trứ danh. Trong đó, quán cơm gà bà Buội là địa chỉ được nhiều người lựa chọn nhất.

Hội An cho ba bữa ăn của dân du lịch

Bên cạnh tham quan phố cổ, bạn có thể dành một ngày chỉ để tìm hiểu ẩm thực Hội An như ăn sáng bánh mì, cơm gà cho buổi trưa hay hoành thánh nhẹ nhàng vào bữa cuối ngày.

Dưới đây là gợi ý các món và địa chỉ ăn trong một ngày ở đô thị cổ Hội An.
Buổi sáng

Hội An trong mắt người du lịch bụi

Bên cạnh những công trình in dấu thời gian, Hội An còn có những điều khiến khách đặt chân một lần là nhớ mãi.
Đường phố
Cảm giác đầu tiên của nhiều du khách khi đặt chân tới đây là sự yên bình. Trên phố có nhiều người tham quan, thậm chí cả gánh hàng rong nhưng không hề ảnh hưởng tới sự tĩnh lặng vốn có. Những hình ảnh đó như tạo thêm điểm nhấn ấn tượng cho bức tranh trầm mặc nơi phố cổ.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Bánh đập bà già ở Hội An

Du khách từ các nơi đã đến Hội An (Quảng Nam), hiếm ai chịu về khi chưa thưởng thức món bánh đập, đặc biệt là bánh đập “Bà Già”.
Bánh đập Bà Già, theo lời kể của người dân Cẩm Nam (Hội An), là quán bánh đập đầu tiên xuất hiện ở vùng này. Cách đây cũng chừng 30-40 năm, bánh đập Bà Già ăn nên làm ra, kéo theo mấy chục quán khác mọc lên nối dài ven sông Hoài, đoạn ngang qua Cẩm Nam (TP Hội An). Từ đó, Cẩm Nam nghiễm nhiên trở thành “làng bánh đập” nổi tiếng ở miền Trung.

Về Hội An ăn bánh tráng đập

Người dân miền trung, nhất là vùng Quảng Nam – Đà Nẵng thích ăn bánh tráng đập, để thay đổi các món có nhiều chất béo và mau ngán như các loại thịt, cá… Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có mầu hơi vành Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có dộ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau.
Ở các vùng nông thôn như Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang người dân quê thích ăn loại bánh tráng đập to và dày hơn (trên 30cm), có người còn mang ra ruộng để ăn nửa buổi.
Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm, tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa chuộng.
Bà Trần Thị Nhả 75 tuổi ở thôn 5 Cẩm Phô, thị xã Hội An, có 55 năm bán bánh tráng đập cho biết: Hằng ngày bà xay bột gạo và tránh bánh từ 5 giờ đến 11 giờ, sau đó nướng bánh tráng và chế biến nước chấm từ mắm nêm, đến 14 giờ bà gánh bánh đi bán dạo quanh phố cổ, giá mỗi cái bánh tráng đập (2 lớp) là 800 đồng (kèm nước chấm). Tổng số vốn mỗi bánh bánh tráng đập khoảng 150.000 đồng, bán xong vào lúc 17 – 18 giờ cùng ngày, tiền lời khoảng 30.000 đồng.
(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

Làng ẩm thực Cẩm Nam

Nếu gọi nơi này là “Làng ẩm thực” thì cũng có lẽ hơi quá và có vẻ phóng đại một chút vì chẳng có ai phong cho nó cái tên như vậy. Nhưng với cảm nhận cá nhân của chính mình cộng thêm một chút tình cảm ưu ái đặc biệt về Hội An thì chúng ta hoàn toàn có thể gọi như vậy.
Cầu cẩm Nam
Cầu cẩm Nam
Cách không xa khu phố cổ Hội An, chỉ khoảng chừng chưa đến 1km bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đến để thưởng thức các món ngon ở đây. Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được), nơi chúng ta có thể ngắm toàn cảnh của phố cổ Hội An ở phía bờ sông. Qua cầu khoảng chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này : “chè bắp, bánh đập, hến xào”.
Hến xào
Hến xào
Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên. Quán nào cũng rộng rãi, trông rất bình dân và thoải mái, nằm ngay bên bờ sông. Mặt tiền của quán hướng ra sông đón gió mát.Vừa thưởng thức đặc sản vừa ngắm cảnh sông nước, tuyệt vời!
Bánh đập
Bánh đập
Bánh đập
Để có bánh đập ngon lành nhất, người ta tráng hai loại bánh mỏng dính bằng gạo – một loại đem phơi khô và một loại để ướt như mì lá. Bánh khô đem nướng lên, sau đó trải bánh ướt lên trên, quẹt một lớp dầu phi hành thơm lựng, sau đó gập đôi lại, đập cho dập, đem chấm với nước mắm cái, đã pha thơm, dầu phi hành, ớt… Cắn một miếng bánh đập dập, thấy được đủ hương vị cay, ngọt, giòn mềm… Chỉ nên ăn một ít bánh đập thôi vì còn để bụng ăn thêm món hến trộn.
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp nếp Hội An vừa dẻo, vừa ngọt, nấu chè không chê vào đâu được. Bắp Hội An cũng được coi như đặc sản của phố Hội, hằng năm, đến mùa bắp, người Hội An lại thức dậy từ sáng sớm, mang bắp luộc ra Đà Nẵng bán, người mua không ngớt. Ai đến Hội An vào mùa bắp cũng tranh thủ mua về làm quà cho người thân…
Bạn hãy nhớ nhé, đến Hội An ngoài các món ăn thượng hạng đừng quên các món dân dã ở “Làng ẩm thực Cẩm Nam”. Bạn đừng lo mình không biết đường, chỉ cần hỏi người dân Hội An họ sẽ chỉ ngay cho bạn đên với “Cẩm Nam = Chè bắp + bánh đập + hến xào”.

Những món ngon không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hội An, Quảng Nam

Bạn nào có ý định đi du lịch đến Hội An thì nhanh nhanh lấy sổ tay ra nào!
Cao lầu
Cao lầu vẫn là món ăn nổi tiếng số 1 đối với khách du lịch khi đến thăm Hội An. Bởi chỉ có Cao lầu được làm từ những nguyên liệu ở nơi đây, con người nơi đây và ngồi ăn ở chính đây thì bạn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn đặc biệt này.
Một tô cao lầu với thịt và da heo chiên
Một tô cao lầu với thịt và da heo chiên
Cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An
Mỳ Quảng Hội An
Mỳ Quảng Hội An
Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn.
Mỳ Quảng phố cổ Hội An
Mỳ Quảng phố cổ Hội An
Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị ăn ngon, thích lắm! Và cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa chứ. Đối với một số người thì mỳ Quảng còn ngon hơn cả Cao lầu đấy!
Hoành Thánh
Hoành Thánh Hội An
Hoành Thánh Hội An
Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm của bọn tớ thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy đấy! Bạn nào sợ mập thì coi chừng nha!
Hoành Thánh chiên
Hoành Thánh chiên
Mà các bạn đừng nghĩ là Hoành thánh cũng giống như sủi cảo hay mì vằn thắn ở những nơi khác nhé! Tuy cùng là có nguồn gốc từ người Hoa nhưng món ăn này ở Hội An được chế biến khác hẳn đó! Chỉ cần nhìn qua ảnh cũng nhận thấy điều này rùi.
Bánh bao bánh vạc
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh gần giống nhau (chỉ có hình dáng là khác nhau) và thường để chung trong một đĩa, được những du khách nước ngoài đặt cho cái tên rất đẹp: “white rose”. Bởi nhìn những chiếc bánh này xòe ra, trắng muốt y như những bông hồng trắng vậy. Còn về mùi vị thì cũng gần giống với bánh bột lọc các bạn ạ.
Cơm gà
Cơm gà Hội An
Cơm gà Hội An
Ở đâu mà chẳng có cơm gà đúng hem? Và với món cơm gà ở Hội An, có nhiều “comment” trái chiều lắm! Người khen ngon, người chê dở… cơ mà mỗi vùng đều có một nét đặc trưng riêng, thế nên nếu có dịp thì các bạn cũng nên thử qua món ăn này.
Bánh tráng
Bánh tráng bánh cuốn Hội An
Bánh tráng bánh cuốn Hội An
Hay còn gọi là bánh cuốn như người Hà Nội í. Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa.
Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa). Nhưng theo đánh giá chủ quan thì chả lụa ở đây không ngon bằng giò lụa ở miền Bắc.
Bên cạnh đó, khi ăn tất cả những món này, nếu ăn được cay thì các bạn nhớ cho thêm một chút ớt vào nhé! Ớt ở đây ngon có tiếng đó!
Để tìm ăn những món trên, tốt nhất là bạn nên đến khu phố ẩm thực, ở đó có đầy đủ các món ăn nổi tiếng ở Hội An. Ngoài ra, dọc bên bờ sông Hoài có một chuỗi nhà hàng “cooking class”, không chỉ cho bạn thưởng thức các món ăn mà họ còn hướng dẫn để bạn tự nấu những món này cơ. Hoặc nếu muốn rẻ hơn thì các bạn tìm ăn ở các hàng gần chợ và các hàng rong trong khu phố cổ nhé!

Khám phá thứ mê hoặc khách du lịch Tây đến với Hội An

“Du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An, nếu chưa thưởng thức món bánh xèo nơi đây”.
Mới đây, Tripadvisor – một trong những trang web cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 10 địa điểm có các món ăn hấp dẫn nhất của châu Á trong năm 2011. Trong danh sách này, Hội An (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) được xếp ở vị trí thứ 6 với các món ăn truyền thống đặc sắc của mình.
Trang web này bình luận: “Ẩm thực của Hội An quyến rũ trong cả hương vị và thẩm mỹ. Du khách phương Tây thực sự bị mê hoặc với những món ăn truyền thống tại đây như cao lầu, bánh hoa hồng trắng, hoành thánh chiên giòn hay mì Quảng. Đặc biệt, du khách không thể nói rằng mình đã hoàn tất chuyến đi Hội An nếu chưa thưởng thức món bánh xèo ở nơi đây”.
Dưới đây là những món ăn được Tripadvisor đánh giá cao ở Hội An:
Bánh hoa hồng trắng được làm chủ yếu bằng bột gạo, nhân tôm có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu trắng trông hệt như đoá hoa hồng trắng muốt. Về tên gọi, trước đây người dân Hội An hay gọi là bánh vạc, nhưng khách du lịchnước ngoài đến ăn thấy bánh có vị ngon lạ và hình thức bắt mắt đã liên tưởng tới hoa hồng trắng và đặt tên cho bánh là White Rose. Từ đó người ta cũng quen gọi bánh với cái tên thi vị đó.
Bánh xèoBánh xèo có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị.
Cao lầu là đặc sản của Hội An. Chúng được nhiều người coi là món ăn của sự giao thoa văn hóa với những sợi mỳ dày giống với mỳ udon Nhật Bản, phần bánh đa giòn và thịt lợn có phần giống món ăn Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau sống mang đậm chất Việt Nam. Điểm đặc biệt là món cao lầu chính hiệu phải được làm từ nước lấy từ giếng nước Bá Lể ở Hội An..

Theo tương truyền, hoành thánh là món ăn do những người Hoa Triều Châu mang đến Hội An. Chúng có vỏ ngoài làm bằng bột, bên trong là nhân tôm, giò hoặc thịt nạc giã nhuyễn, có thể nấu với mỳ hoặc chiên giòn. Hoành thánh chiên là những viên hoành thánh được chiên giòn lớp vỏ, sau đó trải lên trên món sốt gồm tôm, cà chua, cà rốt, hành tây, nấm mèo… và những gia vị đặc trưng của người Hoa, có vị chua chua, ngòn ngọt. Thường thì dùng nóng khi hoành thánh chiên chưa kịp mềm ra vì nước sốt mới ngon.

Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ…
10 địa danh trong bảng xếp hạng ẩm thực châu Á năm 2011 của Tripadvisor:1 – Bangkok, Thái Lan.
2 – Hồng Kông, Trung Quốc.
3 – Seminyak, Indonesia.
4 – Singapore.
5 – Sapporo, Nhật Bản.
6 –  Hội An, Việt Nam.
7 – Kyoto , Nhật Bản.
8 – Osaka, Nhật Bản.
9 – Seoul, Hà Quốc.
10 – Koh Samui, Thái Lan.

Bánh bao, bánh vạc, đặc sản phố cổ Hội An, Quảng Nam

Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm..
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách.
Về Hội An mà chưa ăn bánh bao, bánh vạc, xem như chưa hưởng hương vị đặc trưng của phố. Đây là món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ với tên gọi thi vị: bánh hoa hồng trắng. Chuyện kể rằng, có một du khách ngoại đến Hội An, khi ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng, thế là đặt tên cho bánh là White Rose.
Chế biến tỉ mỉ từng… hoa bánh
Kể cũng lạ, bánh ra đời từ mấy trăm năm, được người Hội An xem như “vật gia bảo” lại lấy tên gọi của một người ngoại quốc. Cả chất liệu làm bánh cũng lấy từ bột gạo nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Có lẽ vì thế mà bánh bao, bánh vạc khiến cho người ăn cảm thấy vừa lạ, vừa quen. Quen vì hình như từng ăn đâu đó, nhưng rồi lạ vì chưa thử loại nào… ngon hơn.
Hiện chỉ có một hộ gia đình ở đường Nhị Trưng làm món bánh nho nhỏ, xinh xinh này. Yêu cầu đầu tiên là mọi thứ phải tinh sạch, người thợ phải thật nhẫn nại làm qua nhiều công đoạn nhỏ nhặt, chi li. Gạo xay thành bột, chắt lọc từ 15 đến 20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Nhân bánh bao làm bằng loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc và tươi sống lột vỏ, giã thành chả, trộn gia vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều. Nhân bánh vạc ngoài phần chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình hạt lựu xào chín.
Bắt bánh cũng phải khéo
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì giống hình quai vạc. Bánh chỉ chưng chừng 10 đến 15 phút là chín. Sau đó bày vào đĩa: bánh bao ở giữa, trên; bánh vạc ở xung quanh, bên dưới rồi trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng đã khử chín. Nước chấm làm không quá mặn, quá ngọt mà phải có vị ngọt của thịt tôm được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt vàng xắt nhỏ.
Khi ăn, bánh bao, bánh vạc sẽ cho vị ngọt của nhân tôm, mùi thơm béo của gạo trắng nước trong cùng những lát hành phi béo ngậy và hương vị cay nồng của 

Bánh xèo phố cổ Hội An, Quảng Nam

Hội An là vùng có rất nhiều loại bánh, mỗi bánh phù hợp với từng mùa. Bánh Xèo vào mùa mưa được gọi là ” mùa thịnh”
Bánh xèo Hội An
Bánh xèo Hội An
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này  mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Sau khi đã cho bột vào chảo, người chủ cho lên trên một ít giá đậu xanh rồi đậy vung lại cho bánh chín. Lúc bánh chín giòn được gắp ra sắp lên đĩa để mời khách. Nhìn những đĩa bánh vàng giòn, thơm ngát, thực khách đã muốn thưởng thức ngay.
Nước chấm của bánh xèo cũng được chế biến khá kỷ lưỡng. Người ta dùng nước tương trộn với gan heo, mè, đậu phụng xay nhuyễn, sau đó dùng dầu tô chín và pha thêm ít bột gạo, gia vị để làm thành một loại nước chấm lạ miệng.
Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp

Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.
Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn… đã mê hoặc lòng người.
Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.
Cơm gà Hội An
Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng “google” những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới “tia” thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.
Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.
Cơm gà Hội An.
Cơm gà Hội An.
Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã “xử” hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu “thòm thèm” thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.
Tò mò với cao lầu
Với những “tín đồ” của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.
So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.
Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.
Bánh rán hàng rong
Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.
Bánh rán hàng rong.
Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: “Ai tào phớ, tào phớ đê”….
Tào phớ ấm lòng.
Tào phớ ấm lòng.
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen
Chè sen
Chè bắp và bánh tráng đập.
Chè bắp và bánh tráng đập.
Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.
Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.
Bánh tráng đập
Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam – Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải “tung chưởng” ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.
Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.

Nắng gió phố cổ hội an êm đềm

Ngồi trên chiếc taxi từ sân bay Đà Nẵng, ấn tượng đầu tiên của tôi về Hội An là nắng. Mới cuối tháng ba dương lịch nhưng Hội An đã nóng như Hà Nội tháng sáu vào hè. Nắng óng ả trên những mái ngói rêu phong, nắng lấp lánh trên những tán lá xanh mướt mải, nắng vàng mượt trên những con đường phố cổ quanh co…
Con phố nhỏ chạy qua những ngôi nhà mái nâu.
Con phố nhỏ chạy qua những ngôi nhà mái nâu.
Mặc dù là địa điểm du lịch và những ngôi nhà trong phố cổ đều được tận dụng buôn bán, nhưng những mảng tường quét vôi vàng xưa cũ và những ô cửa nâu rợp bóng giàn hoa giấy đủ màu vẫn khiến Hội An trở thành thành phố êm đềm nhất mà tôi từng đi qua.
Hàng hóa được bày bán ở đây cũng không hề xô bồ như một vài điểm du lịch khác. Áo váy, túi xách, giày dép tơ lụa đủ màu này, đồ trang sức đá thiên nhiên này, hàng thủ công mỹ nghệ này, rồi tranh ảnh, đồ chạm khắc đủ chất liệu, lại cả sách báo nữa, được bày biện rất vừa phải trong các cửa hàng khiến người mua có cảm giác rất dễ chịu mà không hề rối mắt.
Chùa Cầu là hình ảnh nổi tiếng của Hội An.
Chùa Cầu là hình ảnh nổi tiếng của Hội An.
Mê mải trong các cửa hàng, mãi đến khi nắng chiều đã nhạt tôi mới ra đến bờ sông Hoài. Mặt trời sắp lặn dát vàng mặt sông lóng la lóng lánh. Tôi bước rất nhẹ trên những chiếc cầu cũ xưa, cảm thấy cái hồn riêng của Hội An đang thấm vào lòng, rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng.
Lạc bước vào một con ngõ nhỏ, tôi dừng lại trước một cánh cổng cũ đề bảng bán bánh. Đã nghe nhiều về bánh vạc, cao lầu, hoành thánh chiên giòn hay cơm gà đặc sản Hội An ngon nổi tiếng, nhưng cũng thật thú vị khi ngồi bên thềm ngôi nhà cổ kính cột kèo gỗ nâu âm âm tối, nhìn ra mảnh sân nhỏ nhắn mọc đầy dương xỉ và khoảng trời ngả chiều trên đầu, nếm đủ loại bánh rất ngon bọc trong gói lá, trò chuyện với bà cụ bán hàng lưng còng lom khom và tóc đã bạc trắng nhưng nụ cười vẫn tươi tắn như thể vẫn còn đang thời son trẻ huy hoàng.
Bạn có thể đi bộ hoặc đạp xe dọc những con phố để cảm nhận cuộc sống bình dị nơi đây.
Bạn có thể đi bộ hoặc đạp xe dọc những con phố để cảm nhận cuộc sống bình dị nơi đây.
Khi chúng tôi rời quán hàng nhỏ của bà cụ thì trời đã gần tối hẳn, Hội An bắt đầu lên đèn. Những ngọn đèn lồng đủ màu xanh đỏ tím vàng treo trong các cửa hàng, trên hiên nhà trong phố, lấp lóa trong những tán cây và lung linh trên mặt nước sông Hoài tỏa ánh sáng dịu dàng khiến Hội An trở nên rực rỡ và huyền ảo đến kỳ lạ.
Trong những ngôi nhà cổ kính được trưng dụng làm quán ăn hay nhà hàng, hàng hàng những ngọn đèn lồng đủ kiểu dáng cũng được thắp lên sáng rực, ánh sáng đèn hòa quyện với màu nâu bóng của mái nhà và bàn ghế tạo nên một nét xưa cũ rất riêng, như thể ta đã đi lạc vào một thời đại khác, một không gian khác. Tôi đi trên con đường dọc triền sông ngắm đèn lồng, nghe gió từ sông thổi vi vu, nghe lòng mình sao ngọt ngào và dịu êm đến lạ…

Mực một nắng ở Cù lao chàm Hội An

Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An) không chỉ là không gian biển đảo với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều sản vật từ rừng đến biển như các loại rau rừng, cua đá, các loài tôm cá và nhiều loại hải sản khác. Những ngày trời đẹp, đến với Cù Lao Chàm, du khách sẽ được “thưởng thức” với món mực một nắng ngon tuyệt vời.
Thôn Bãi Làng, nơi người dân làm mực một nắng nhiều nhất Cù Lao Chàm.
Thôn Bãi Làng, nơi người dân làm mực một nắng nhiều nhất Cù Lao Chàm.
Cách chế biến mực một nắng rất đơn giản. Mực tươi rửa sạch rồi trải trên vỉ đem phơi. Sau gần một ngày được nắng và gió biển hong ráo bớt nước, mực vừa se se khô rồi đem nướng lửa than hồng. Nướng vừa chín tới thì dùng tay vừa thổi vừa xé, chấm tương ớt bỏ vào miệng… để nghe hương vị biển cả hòa quyện trong lát mực. Mực một nắng tại Cù Lao Chàm có giá từ 400 – 450 nghìn đồng/kg – món quà thú vị từ đảo gửi về đất liền.
Phơi mực.
Phơi mực.
Du khách bị hấp dẫn bởi những vỉ mực.
Du khách bị hấp dẫn bởi những vỉ mực.
Tây ba lô chụp ảnh mực.
Tây ba lô chụp ảnh mực.
Nướng mực trên bếp than hồng.
Nướng mực trên bếp than hồng.Mực một nắng 

Độc đáo món ốc vú nàng Cù Lao Chàm Hội An

Mỗi khi có dịp từ đất liền ra đảo Cù Lao Chàm (thuộc TP Hội An, Quảng Nam) gặp ngày trăng tròn, thế nào tôi cũng được những người bạn đi biển đãi các món ăn chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều.
ốc vú nàng luộc
ốc vú nàng luộc
Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý…nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiềudu khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Thưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc vú nàng thành nhiều món, trước tiên là món luộc. Nói là luộc nhưng chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng tự thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy. Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi, trong khi luộc, mở nắp nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra. Trong giây lát những con ốc vú nàng đã bắt đầu co dần, khi thịt đã chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa là ốc chín. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh, người sành ăn dùng tay húp luôn nước trong con ốc.
Ốc nướng
Ốc nướng
Món thứ đến là món nướng, món này ấn tượng không kém món luộc. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò than. Sắp ốc lên vỉ nướng, vài phút sau nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Ốc vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa thì thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra. Cứ một miếng ốc vú nàng, một ngụm rượu, trong chốc lát số vỏ ốc đã bỏ đầy một góc.
Món gỏi ốc vú nàng cũng đầy hương vị đậm đà khiến người thưởng thức khó mà quên được. Thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm ăn với bánh tráng nướng, chấm với nước mắm gừng là tuyệt không gì bằng.
Không quá béo như thịt, không quá dai như sò, nghêu, không nhỏ như hàu và có hương vị đậm đà khó quên, ốc vú nàng được xem là loài ốc quý trong danh mục ốc xứ Quảng.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Kinh nghiệm du lịch Hội An

Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Xem thêm những thông tin cần thiết khi du lịch Hội An.

Thông tin cần lưu ý:
1 Khi bạn muốn vào khu vực di sản, bạn hãy mua vé ở quầy phục vụ của Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An ( số ĐT: 0510.3862715). Với vé tham quan này, bạn được quyền thăm viếng 4 điểm, tương ứng với 4 ô trong tổng số 22 điểm tham quan. 
2  Nếu bạn đi theo nhóm (8 người trở lên) thì nhóm của bạn sẽ được Văn phòng này cung cấp một Hướng dẫn viên miễn phí trong vòng 2 giờ.
3  Bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc khi tham quan các di tích. Những người làm việc ở đây có thể không nói gì với bạn nhưng họ rất lấy làm khó chịu khi bạn đi đứng, nói cười tùy tiện trong di tích của họ. 
4  Lúc nào và bất cứ ở đâu bạn cũng phải tỏ ra sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự để không làm mất đi vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới như Hội An.
5  Bạn không nên tặng quà, dù nhỏ (như bút viết, bánh kẹo hoặc tiền lẻ) cho trẻ em vì như thế bạn đã vô tình tạo những thói quen xấu cho các em.
6  Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm vì có thể bạn phải trả công cho họ mà vẫn không biết qua những thứ bạn mua sắm
7  Nếu bạn là người mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua một thứ gì đó, dù nhỏ. Làm như thế, bạn đã tạo được niềm tin cho người bán hàng rằng chị (anh) ấy sẽ mua may bán đắt trong ngày. 
Giá vé tham quan đô thị cổ Hội An
- Khách nội địa: 80.000 đồng/người/lượt.
- Khách nước ngoài : 120.000 đồng/người/lượt.
Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên, liên hệ thuyết minh viên tại nơi bán vé.
Vé có thời hạn trong 24 giờ, được thăm quan 3 điểm tuỳ chọn và cảnh quan phố cổ.
Xem thêm mục: Vé tham quan

Đi khi nào ? 
Góc phố Hội AnThời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Xem thêm những thông tin cần thiết khi du lịch Hội An.
Nếu có thể, bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14 rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, đúng là một dịp không thể bỏ lỡ ! 
 
Đến bằng gì ? 
Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.
Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.
Hầu hết khách du lịch đến Hội An từ Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30-40 phút, bạn có thể đến bằng xe khách hay taxi hoặc xe riêng. Giá dịch vụ đưa đón từ sân bay về khách sạn Hội An khoảng 200 nghìn-250 nghìn/1 chiều.
Xem thêm mục: Vận chuyển
 
Ăn gì? 
 
Học ẩm thực Hội An
Ở Hội An có rất nhiều món ăn ngon như Cao Lâu, bánh bao, bánh vạc, cơm gà Phố Hội, hến xào Cẩm Nang, bánh tráng đập, bánh ít lá gai, bánh suse, đậu hũ, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú tro, xôi cua, các loại chè...
Xem thêm mục: m thực
 
 
Ở đâu ?
 
Nơi nghỉ dưỡng ở Hội An chủ yếu nằm ở 3 tuyến điểm chính: dọc bãi biển Cửa Đại, trung tâm phố cổ Hội An và dọc tuyến đường nối bãi biển với phố cổ Hội An. Có một số khu nghỉ dưỡng cao cấp tọa lạc ngay trên bãi biển, còn loại bình dân nằm ngay trong lòng phố cổ. Tuyến đường ở khoảng giữa bãi biển và phố cổ có cả loại rẻ và loại bình dân.
 
Từ bãi biển đến phố cổ mất khoảng 5 – 10 phút lái xe, rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp có cung cấp dịch vụ xe buýt tuyến ngắn từ phố cổ đến bãi biển. Nhưng dù ở đâu, bạn cũng có thể tự đến phố cổ bằng xe đạp, xe máy hay bắt taxi hoặc đơn giản hơn bạn có thể vi vu bằng chính đôi chân của mình để khám phá những điều thú vị và hoang sơ của một Hội An cổ kính.
Xem thêm mục:  Khách Sạn - Nhà Nghỉ
 
Mua sắm
 
Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm, áo quần... 
May mặc
     Tại Hội An có rất nhiều cửa hiệu may mặc với đủ các loại vải cho du khách lựa chọn. Du khách có thể đặt may theo yêu cầu và nhận ngay trong vài giờ sau đó, thậm chí nếu du khách thích đặt may ở Hội An thì có thể để lại số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận nơi cho du khách. Giá cả dịch vụ may mặc tại Hội An không cao hơn so với những nơi khác.
Tranh nghệ thuật 
     Trên các đường phố tại Hội An có bày bán rất nhiều tranh nghệ thuật đa dạng về chất liệu, kỹ thuật thực hiện và chủ đề sáng tác.
 Hàng thủ công mỹ nghệ
     Tại Hội An có bày bán rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: tranh thêu tay, tranh vẽ, lồng đèn vi, tre khắc chữ Hán, hàng gốm sứ, hàng mộc ...
Đèn lồng:
       Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.

Xem thêm mục Mua sắm
 
Lưu ý khác:
Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập thân tình.
  • Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
  • Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…
  • Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.
 
HÀNH TRANG:
Trước khi đi, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho mình như: 
- Áo, quần, đồ bơi (vì đi tắm biển thường xuyên)
- Mũ, nón, và ô thì tốt vì rất nắng nóng
- Kem chống nắng, thuốc bôi chống côn trùng- 
- Máy ảnh, máy quay. (Nên mang chân máy đi vì chụp anh Hội An đêm khá đẹp)
Lưu ý nên đem theo chai nước vì ở đây rất nắng và nóng.
 

Nguồn tin: Trung tâm VH-TT thành phố Hội An