Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Về Hội An ăn bánh tráng đập

Người dân miền trung, nhất là vùng Quảng Nam – Đà Nẵng thích ăn bánh tráng đập, để thay đổi các món có nhiều chất béo và mau ngán như các loại thịt, cá… Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có mầu hơi vành Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có dộ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau.
Ở các vùng nông thôn như Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang người dân quê thích ăn loại bánh tráng đập to và dày hơn (trên 30cm), có người còn mang ra ruộng để ăn nửa buổi.
Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm, tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa chuộng.
Bà Trần Thị Nhả 75 tuổi ở thôn 5 Cẩm Phô, thị xã Hội An, có 55 năm bán bánh tráng đập cho biết: Hằng ngày bà xay bột gạo và tránh bánh từ 5 giờ đến 11 giờ, sau đó nướng bánh tráng và chế biến nước chấm từ mắm nêm, đến 14 giờ bà gánh bánh đi bán dạo quanh phố cổ, giá mỗi cái bánh tráng đập (2 lớp) là 800 đồng (kèm nước chấm). Tổng số vốn mỗi bánh bánh tráng đập khoảng 150.000 đồng, bán xong vào lúc 17 – 18 giờ cùng ngày, tiền lời khoảng 30.000 đồng.
(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

Làng ẩm thực Cẩm Nam

Nếu gọi nơi này là “Làng ẩm thực” thì cũng có lẽ hơi quá và có vẻ phóng đại một chút vì chẳng có ai phong cho nó cái tên như vậy. Nhưng với cảm nhận cá nhân của chính mình cộng thêm một chút tình cảm ưu ái đặc biệt về Hội An thì chúng ta hoàn toàn có thể gọi như vậy.
Cầu cẩm Nam
Cầu cẩm Nam
Cách không xa khu phố cổ Hội An, chỉ khoảng chừng chưa đến 1km bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đến để thưởng thức các món ngon ở đây. Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được), nơi chúng ta có thể ngắm toàn cảnh của phố cổ Hội An ở phía bờ sông. Qua cầu khoảng chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này : “chè bắp, bánh đập, hến xào”.
Hến xào
Hến xào
Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên. Quán nào cũng rộng rãi, trông rất bình dân và thoải mái, nằm ngay bên bờ sông. Mặt tiền của quán hướng ra sông đón gió mát.Vừa thưởng thức đặc sản vừa ngắm cảnh sông nước, tuyệt vời!
Bánh đập
Bánh đập
Bánh đập
Để có bánh đập ngon lành nhất, người ta tráng hai loại bánh mỏng dính bằng gạo – một loại đem phơi khô và một loại để ướt như mì lá. Bánh khô đem nướng lên, sau đó trải bánh ướt lên trên, quẹt một lớp dầu phi hành thơm lựng, sau đó gập đôi lại, đập cho dập, đem chấm với nước mắm cái, đã pha thơm, dầu phi hành, ớt… Cắn một miếng bánh đập dập, thấy được đủ hương vị cay, ngọt, giòn mềm… Chỉ nên ăn một ít bánh đập thôi vì còn để bụng ăn thêm món hến trộn.
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An
Bắp nếp Hội An vừa dẻo, vừa ngọt, nấu chè không chê vào đâu được. Bắp Hội An cũng được coi như đặc sản của phố Hội, hằng năm, đến mùa bắp, người Hội An lại thức dậy từ sáng sớm, mang bắp luộc ra Đà Nẵng bán, người mua không ngớt. Ai đến Hội An vào mùa bắp cũng tranh thủ mua về làm quà cho người thân…
Bạn hãy nhớ nhé, đến Hội An ngoài các món ăn thượng hạng đừng quên các món dân dã ở “Làng ẩm thực Cẩm Nam”. Bạn đừng lo mình không biết đường, chỉ cần hỏi người dân Hội An họ sẽ chỉ ngay cho bạn đên với “Cẩm Nam = Chè bắp + bánh đập + hến xào”.
Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét