Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Khởi công cầu Cửa Đại Bắc qua sông Thu Bồn Quảng Nam

Sáng nay 30-8, tại bến sông thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công xây dựng cầu Cửa Đại. Cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối liền thành phố Hội An (tại xã Cẩm Thanh) và huyện Duy Xuyên (tại xã Duy Nghĩa).
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Cầu Cửa Đại có tổng đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu có chiều dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu là 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

“Chiếc đòn gánh” nối hai miền di sản

Bài toán về đò giang cách trở của người dân hai bên sông sẽ được giải quyết – Ảnh: Tấn Vũ
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
San bằng cách biệt
Ở cuối dòng Thu Bồn trước khi đổ về Cửa Đại, bên này Hội An phồn thịnh, bên kia vùng đông Duy Xuyên đất nghèo cát cháy. Vì vậy việc xây dựng cầu Cửa Đại là nỗi mong chờ của hàng ngàn cư dân các xã vùng cát huyện Duy Xuyên từ bao đời nay. Ngồi ở đầu cầu tàu chở khách ở bến đò Nồi Rang, xã Duy Nghĩa, ông Nguyễn Bá Tùng (một người dân địa phương) hồ hởi: “Chờ miết, nghe nói miết, chừ cũng tới ngày khởi công. Người dân chúng tôi ngàn đời nay chỉ mong có cây cầu. Mở mắt ra gặp đò, mưa gió, đêm hôm, con cái học hành cơ cực quá rồi!”. Nhà ông Tùng có hai đứa con, ông làm nghề lái đò chở khách sang sông, hơn ai hết ông thấu hiểu cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây chỉ vì cách trở đò giang.
Cầu Cửa Đại có tổng vốn đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Cây cầu là một trong 29 hạng mục công trình thuộc dự án tổng thể hướng đến mục tiêu sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Có trên 10.000 hộ dân với hơn 40.000 người sẽ di dời, giải tỏa, sắp xếp và chỉnh trang.
Tám năm đưa đò, ông Bằng chở hàng ngàn học sinh qua sông. “Sợ nhất là mùa mưa bão. Khúc sông này gần cửa biển nên gió rất mạnh. Không thuộc con sông thì khó mà vững tay lái. Chết người như chơi” – ông Bằng cho biết.
Em Lê Văn Tám – người dân xã Duy Nghĩa – tiếc nuối: “Mấy năm học cấp III, em và bạn bè phải đi đò qua Hội An để học. Trời nắng còn đỡ, mùa mưa nước lũ về, ngồi trên đò mà run cầm cập sợ nước cuốn trôi ra biển. Nhiều lần trễ đò, trễ học cực quá. Nay xây cầu thì em vừa ra trường. Thấy tiếc quá! Nhưng các em học sinh của xã này sẽ không còn nhọc nhằn lội sông như em”.
Các xã Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) cách Hội An chỉ hơn 1km đường chim bay, nhưng nhiều năm qua đời sống người dân vẫn còn cơ cực. Giao thông cách trở, hàng ngàn hộ dân ven biển này vẫn loay hoay với nghề biển.
Ông Huỳnh Văn Năm – chủ tịch UBND xã Duy Vinh – tâm sự: “Có cây cầu, đời sống người dân phía đông của Duy Xuyên chắc chắn sẽ bớt khó khăn. Cá, mắm, rau củ quả… từ đây có thể buôn bán thông thương với Hội An, Đà Nẵng. Có cầu, chỉ cần đi nửa giờ là đến Đà Nẵng bằng xe máy. Trước đây đi vòng quốc lộ 1A phải mất gần hai giờ”.
Tạo thế cạnh tranh mới
Cầu Cửa Đại nằm ở vị trí hết sức đặc biệt, giải quyết nút giao thông quan trọng và liên hoàn trên cung đường du lịch ven biển kéo dài từ Huế – Lăng Cô – Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai vào đến Dung Quất. Bên cạnh vấn đề dân sinh, tránh lũ, cứu hộ…, cầu Cửa Đại còn là “chiếc đòn gánh” thúc đẩy kinh tế cả vùng cát ven biển khu vực miền Trung.
Ông Nguyễn Sự – bí thư Thành ủy Hội An – phân tích: cầu Cửa Đại là mong ước lâu đời của người dân hai vùng Hội An – Duy Xuyên. Khi tuyến đường chiến lược quốc gia ven biển hoàn thành, Hội An sẽ có thêm nhiều ngả đến. Nó cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Hội An. Khi đó không chỉ Đà Nẵng hay Hội An có khu nghỉ dưỡng, có dịch vụ du lịch mà dọc tuyến đường này sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ vệ tinh tương tự Hội An, Đà Nẵng. Khi giao thông phát triển thì kinh tế sẽ không còn ranh giới về hành chính. Dung Quất, Chu Lai khi đó sẽ rất gần với Đà Nẵng, và nơi nào dịch vụ tốt nơi ấy chắc chắn sẽ hút khách lưu trú.
Theo ông Sự, khi cây cầu thông thương, một chiến lược về kinh tế biển cũng thay đổi. “Lâu nay nói đến kinh tế biển, người ta thường nghĩ ngay đến việc khai thác, đánh bắt tài nguyên trên biển. Nhưng kinh tế biển, theo tôi, là giúp người dân vùng biển thay đổi cơ cấu kinh tế và tư duy về cách thức làm giàu trên chính vùng đất của mình” – ông Sự nói.
TẤN VŨ
Tiến sĩ Lâm Chí Dũng (Đại học Đà Nẵng):
Giúp thúc đẩy liên kết kinh tế miền Trung
Cầu Cửa Đại được xây dựng cho thấy nỗ lực đáng kể của các cấp chính quyền trong việc tạo dựng mối liên kết giao thông huyết mạch giữa các địa phương dọc ven biển miền Trung, từ đó tạo nên động lực giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ hội phát triển. Việc cầu Cửa Đại xuất hiện trên bản đồ cầu đường VN đã mở ra một cung đường ven biển, từ đó tạo nên tuyến du lịch chạy dài nối Lăng Cô của Thừa Thiên-Huế với Sơn Trà của Đà Nẵng, rồi men theo tuyến đường ven biển vào thẳng đô thị cổ Hội An và qua cầu Cửa Đại vào tận Chu Lai, Kỳ Hà của Quảng Nam trước khi dừng lại tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. Ngoài ra, tuyến đường dọc ven biển miền Trung này còn có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn.
Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét