Sông Hoài huyền ảo về đêm

Những nhà hàng, quán bar nơi đây rất sôi động nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa

Một góc huyền ảo lung linh của Hội An bên dòng sông yên bình

Những con thuyền lặng lẽ neo đậu bên phố cổ...

Khi thành phố cổ lên đèn

Tấp nập người đi qua lại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng hiếm có của cuộc sống hiện đại nơi đây

Bình yên nơi đâu...

Bình yên giữa dòng đời, thong dong tự tại...

Du khách đến với Hội An

Lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất ...

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Khởi công cầu Cửa Đại Bắc qua sông Thu Bồn Quảng Nam

Sáng nay 30-8, tại bến sông thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công xây dựng cầu Cửa Đại. Cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối liền thành phố Hội An (tại xã Cẩm Thanh) và huyện Duy Xuyên (tại xã Duy Nghĩa).
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Mô hình cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn nối liền Hội An và Duy Xuyên (Quảng Nam)
Cầu Cửa Đại có tổng đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu có chiều dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu là 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

“Chiếc đòn gánh” nối hai miền di sản

Bài toán về đò giang cách trở của người dân hai bên sông sẽ được giải quyết – Ảnh: Tấn Vũ
Trong bản đồ giao thông miền Trung, cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
Cầu Cửa Đại nối liền con đường dọc biển miền Trung
San bằng cách biệt
Ở cuối dòng Thu Bồn trước khi đổ về Cửa Đại, bên này Hội An phồn thịnh, bên kia vùng đông Duy Xuyên đất nghèo cát cháy. Vì vậy việc xây dựng cầu Cửa Đại là nỗi mong chờ của hàng ngàn cư dân các xã vùng cát huyện Duy Xuyên từ bao đời nay. Ngồi ở đầu cầu tàu chở khách ở bến đò Nồi Rang, xã Duy Nghĩa, ông Nguyễn Bá Tùng (một người dân địa phương) hồ hởi: “Chờ miết, nghe nói miết, chừ cũng tới ngày khởi công. Người dân chúng tôi ngàn đời nay chỉ mong có cây cầu. Mở mắt ra gặp đò, mưa gió, đêm hôm, con cái học hành cơ cực quá rồi!”. Nhà ông Tùng có hai đứa con, ông làm nghề lái đò chở khách sang sông, hơn ai hết ông thấu hiểu cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây chỉ vì cách trở đò giang.
Cầu Cửa Đại có tổng vốn đầu tư 2.479 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 50%, phần còn lại do trung ương hỗ trợ. Tổng chiều dài cây cầu 18,3km, riêng phần thân cầu dài 1,48km, mặt cắt ngang của cầu 25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép. Hai đầu cầu sẽ đặt biểu tượng của thành phố Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Cầu dự kiến xây trong 42 tháng.
Cây cầu là một trong 29 hạng mục công trình thuộc dự án tổng thể hướng đến mục tiêu sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Có trên 10.000 hộ dân với hơn 40.000 người sẽ di dời, giải tỏa, sắp xếp và chỉnh trang.
Tám năm đưa đò, ông Bằng chở hàng ngàn học sinh qua sông. “Sợ nhất là mùa mưa bão. Khúc sông này gần cửa biển nên gió rất mạnh. Không thuộc con sông thì khó mà vững tay lái. Chết người như chơi” – ông Bằng cho biết.
Em Lê Văn Tám – người dân xã Duy Nghĩa – tiếc nuối: “Mấy năm học cấp III, em và bạn bè phải đi đò qua Hội An để học. Trời nắng còn đỡ, mùa mưa nước lũ về, ngồi trên đò mà run cầm cập sợ nước cuốn trôi ra biển. Nhiều lần trễ đò, trễ học cực quá. Nay xây cầu thì em vừa ra trường. Thấy tiếc quá! Nhưng các em học sinh của xã này sẽ không còn nhọc nhằn lội sông như em”.
Các xã Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) cách Hội An chỉ hơn 1km đường chim bay, nhưng nhiều năm qua đời sống người dân vẫn còn cơ cực. Giao thông cách trở, hàng ngàn hộ dân ven biển này vẫn loay hoay với nghề biển.
Ông Huỳnh Văn Năm – chủ tịch UBND xã Duy Vinh – tâm sự: “Có cây cầu, đời sống người dân phía đông của Duy Xuyên chắc chắn sẽ bớt khó khăn. Cá, mắm, rau củ quả… từ đây có thể buôn bán thông thương với Hội An, Đà Nẵng. Có cầu, chỉ cần đi nửa giờ là đến Đà Nẵng bằng xe máy. Trước đây đi vòng quốc lộ 1A phải mất gần hai giờ”.
Tạo thế cạnh tranh mới
Cầu Cửa Đại nằm ở vị trí hết sức đặc biệt, giải quyết nút giao thông quan trọng và liên hoàn trên cung đường du lịch ven biển kéo dài từ Huế – Lăng Cô – Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai vào đến Dung Quất. Bên cạnh vấn đề dân sinh, tránh lũ, cứu hộ…, cầu Cửa Đại còn là “chiếc đòn gánh” thúc đẩy kinh tế cả vùng cát ven biển khu vực miền Trung.
Ông Nguyễn Sự – bí thư Thành ủy Hội An – phân tích: cầu Cửa Đại là mong ước lâu đời của người dân hai vùng Hội An – Duy Xuyên. Khi tuyến đường chiến lược quốc gia ven biển hoàn thành, Hội An sẽ có thêm nhiều ngả đến. Nó cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Hội An. Khi đó không chỉ Đà Nẵng hay Hội An có khu nghỉ dưỡng, có dịch vụ du lịch mà dọc tuyến đường này sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ vệ tinh tương tự Hội An, Đà Nẵng. Khi giao thông phát triển thì kinh tế sẽ không còn ranh giới về hành chính. Dung Quất, Chu Lai khi đó sẽ rất gần với Đà Nẵng, và nơi nào dịch vụ tốt nơi ấy chắc chắn sẽ hút khách lưu trú.
Theo ông Sự, khi cây cầu thông thương, một chiến lược về kinh tế biển cũng thay đổi. “Lâu nay nói đến kinh tế biển, người ta thường nghĩ ngay đến việc khai thác, đánh bắt tài nguyên trên biển. Nhưng kinh tế biển, theo tôi, là giúp người dân vùng biển thay đổi cơ cấu kinh tế và tư duy về cách thức làm giàu trên chính vùng đất của mình” – ông Sự nói.
TẤN VŨ
Tiến sĩ Lâm Chí Dũng (Đại học Đà Nẵng):
Giúp thúc đẩy liên kết kinh tế miền Trung
Cầu Cửa Đại được xây dựng cho thấy nỗ lực đáng kể của các cấp chính quyền trong việc tạo dựng mối liên kết giao thông huyết mạch giữa các địa phương dọc ven biển miền Trung, từ đó tạo nên động lực giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ hội phát triển. Việc cầu Cửa Đại xuất hiện trên bản đồ cầu đường VN đã mở ra một cung đường ven biển, từ đó tạo nên tuyến du lịch chạy dài nối Lăng Cô của Thừa Thiên-Huế với Sơn Trà của Đà Nẵng, rồi men theo tuyến đường ven biển vào thẳng đô thị cổ Hội An và qua cầu Cửa Đại vào tận Chu Lai, Kỳ Hà của Quảng Nam trước khi dừng lại tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. Ngoài ra, tuyến đường dọc ven biển miền Trung này còn có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn.

Bánh bao, bánh vạc, đặc sản phố cổ Hội An, Quảng Nam

Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm..
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách.
Về Hội An mà chưa ăn bánh bao, bánh vạc, xem như chưa hưởng hương vị đặc trưng của phố. Đây là món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ với tên gọi thi vị: bánh hoa hồng trắng. Chuyện kể rằng, có một du khách ngoại đến Hội An, khi ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng, thế là đặt tên cho bánh là White Rose.
Chế biến tỉ mỉ từng… hoa bánh
Kể cũng lạ, bánh ra đời từ mấy trăm năm, được người Hội An xem như “vật gia bảo” lại lấy tên gọi của một người ngoại quốc. Cả chất liệu làm bánh cũng lấy từ bột gạo nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Có lẽ vì thế mà bánh bao, bánh vạc khiến cho người ăn cảm thấy vừa lạ, vừa quen. Quen vì hình như từng ăn đâu đó, nhưng rồi lạ vì chưa thử loại nào… ngon hơn.
Hiện chỉ có một hộ gia đình ở đường Nhị Trưng làm món bánh nho nhỏ, xinh xinh này. Yêu cầu đầu tiên là mọi thứ phải tinh sạch, người thợ phải thật nhẫn nại làm qua nhiều công đoạn nhỏ nhặt, chi li. Gạo xay thành bột, chắt lọc từ 15 đến 20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Nhân bánh bao làm bằng loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc và tươi sống lột vỏ, giã thành chả, trộn gia vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều. Nhân bánh vạc ngoài phần chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình hạt lựu xào chín.
Bắt bánh cũng phải khéo
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Bánh bao bánh vạc - White Rose
Phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì giống hình quai vạc. Bánh chỉ chưng chừng 10 đến 15 phút là chín. Sau đó bày vào đĩa: bánh bao ở giữa, trên; bánh vạc ở xung quanh, bên dưới rồi trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng đã khử chín. Nước chấm làm không quá mặn, quá ngọt mà phải có vị ngọt của thịt tôm được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt vàng xắt nhỏ.
Khi ăn, bánh bao, bánh vạc sẽ cho vị ngọt của nhân tôm, mùi thơm béo của gạo trắng nước trong cùng những lát hành phi béo ngậy và hương vị cay nồng của 

Bánh xèo phố cổ Hội An, Quảng Nam

Hội An là vùng có rất nhiều loại bánh, mỗi bánh phù hợp với từng mùa. Bánh Xèo vào mùa mưa được gọi là ” mùa thịnh”
Bánh xèo Hội An
Bánh xèo Hội An
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này  mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Sau khi đã cho bột vào chảo, người chủ cho lên trên một ít giá đậu xanh rồi đậy vung lại cho bánh chín. Lúc bánh chín giòn được gắp ra sắp lên đĩa để mời khách. Nhìn những đĩa bánh vàng giòn, thơm ngát, thực khách đã muốn thưởng thức ngay.
Nước chấm của bánh xèo cũng được chế biến khá kỷ lưỡng. Người ta dùng nước tương trộn với gan heo, mè, đậu phụng xay nhuyễn, sau đó dùng dầu tô chín và pha thêm ít bột gạo, gia vị để làm thành một loại nước chấm lạ miệng.
Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp

Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.
Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn… đã mê hoặc lòng người.
Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.
Cơm gà Hội An
Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng “google” những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới “tia” thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.
Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.
Cơm gà Hội An.
Cơm gà Hội An.
Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã “xử” hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu “thòm thèm” thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.
Tò mò với cao lầu
Với những “tín đồ” của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.
So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.
Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.
Bánh rán hàng rong
Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.
Bánh rán hàng rong.
Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: “Ai tào phớ, tào phớ đê”….
Tào phớ ấm lòng.
Tào phớ ấm lòng.
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen
Chè sen
Chè bắp và bánh tráng đập.
Chè bắp và bánh tráng đập.
Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.
Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.
Bánh tráng đập
Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam – Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải “tung chưởng” ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.
Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.

Nắng gió phố cổ hội an êm đềm

Ngồi trên chiếc taxi từ sân bay Đà Nẵng, ấn tượng đầu tiên của tôi về Hội An là nắng. Mới cuối tháng ba dương lịch nhưng Hội An đã nóng như Hà Nội tháng sáu vào hè. Nắng óng ả trên những mái ngói rêu phong, nắng lấp lánh trên những tán lá xanh mướt mải, nắng vàng mượt trên những con đường phố cổ quanh co…
Con phố nhỏ chạy qua những ngôi nhà mái nâu.
Con phố nhỏ chạy qua những ngôi nhà mái nâu.
Mặc dù là địa điểm du lịch và những ngôi nhà trong phố cổ đều được tận dụng buôn bán, nhưng những mảng tường quét vôi vàng xưa cũ và những ô cửa nâu rợp bóng giàn hoa giấy đủ màu vẫn khiến Hội An trở thành thành phố êm đềm nhất mà tôi từng đi qua.
Hàng hóa được bày bán ở đây cũng không hề xô bồ như một vài điểm du lịch khác. Áo váy, túi xách, giày dép tơ lụa đủ màu này, đồ trang sức đá thiên nhiên này, hàng thủ công mỹ nghệ này, rồi tranh ảnh, đồ chạm khắc đủ chất liệu, lại cả sách báo nữa, được bày biện rất vừa phải trong các cửa hàng khiến người mua có cảm giác rất dễ chịu mà không hề rối mắt.
Chùa Cầu là hình ảnh nổi tiếng của Hội An.
Chùa Cầu là hình ảnh nổi tiếng của Hội An.
Mê mải trong các cửa hàng, mãi đến khi nắng chiều đã nhạt tôi mới ra đến bờ sông Hoài. Mặt trời sắp lặn dát vàng mặt sông lóng la lóng lánh. Tôi bước rất nhẹ trên những chiếc cầu cũ xưa, cảm thấy cái hồn riêng của Hội An đang thấm vào lòng, rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng.
Lạc bước vào một con ngõ nhỏ, tôi dừng lại trước một cánh cổng cũ đề bảng bán bánh. Đã nghe nhiều về bánh vạc, cao lầu, hoành thánh chiên giòn hay cơm gà đặc sản Hội An ngon nổi tiếng, nhưng cũng thật thú vị khi ngồi bên thềm ngôi nhà cổ kính cột kèo gỗ nâu âm âm tối, nhìn ra mảnh sân nhỏ nhắn mọc đầy dương xỉ và khoảng trời ngả chiều trên đầu, nếm đủ loại bánh rất ngon bọc trong gói lá, trò chuyện với bà cụ bán hàng lưng còng lom khom và tóc đã bạc trắng nhưng nụ cười vẫn tươi tắn như thể vẫn còn đang thời son trẻ huy hoàng.
Bạn có thể đi bộ hoặc đạp xe dọc những con phố để cảm nhận cuộc sống bình dị nơi đây.
Bạn có thể đi bộ hoặc đạp xe dọc những con phố để cảm nhận cuộc sống bình dị nơi đây.
Khi chúng tôi rời quán hàng nhỏ của bà cụ thì trời đã gần tối hẳn, Hội An bắt đầu lên đèn. Những ngọn đèn lồng đủ màu xanh đỏ tím vàng treo trong các cửa hàng, trên hiên nhà trong phố, lấp lóa trong những tán cây và lung linh trên mặt nước sông Hoài tỏa ánh sáng dịu dàng khiến Hội An trở nên rực rỡ và huyền ảo đến kỳ lạ.
Trong những ngôi nhà cổ kính được trưng dụng làm quán ăn hay nhà hàng, hàng hàng những ngọn đèn lồng đủ kiểu dáng cũng được thắp lên sáng rực, ánh sáng đèn hòa quyện với màu nâu bóng của mái nhà và bàn ghế tạo nên một nét xưa cũ rất riêng, như thể ta đã đi lạc vào một thời đại khác, một không gian khác. Tôi đi trên con đường dọc triền sông ngắm đèn lồng, nghe gió từ sông thổi vi vu, nghe lòng mình sao ngọt ngào và dịu êm đến lạ…

Sóng nước Cù Lao Hội An

Cù Lao Chàm, một đảo nhỏ nằm cách Hội An tầm 18 km và đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khi bạn đặt chân đến miền Trung, đến Quảng Nam”, bạn Hồ Đắc Thanh Huy chia sẻ.
5h sáng, trời mưa như rẩy bột, tuy vậy, 2 chiếc xe máy cứ thẳng đường từ Tam Kỳ ra Hội An mà tiến. Đến Hội An, chúng tôi lót dạ bằng những gói xôi còn ngút khói bên đường. Leo lên tàu chở hàng tại bến chợ, chúng tôi đến với Cù Lao Chàm.
Cù Lao Chàm còn khá hoang sơ.
Cù Lao Chàm còn khá hoang sơ.
Từ bờ nhìn về phía biển, Cù Lao Chàm thật gần… nhưng phải mất 2 tiếng di chuyển bằng thuyền, chúng tôi mới cập bến. Hòn đảo hiền hòa với mướt xanh cây lá, ngọt lịm nắng vàng. Không một mẩu túi nylon – tất cả cư dân sống trên đảo (chỉ hơn 3.000 người) đều cam kết không sử dụng túi nylon nên hòn đảo sạch đến không ngờ.
Chúng tôi thuê một lều du lịch, dựng lều dưới tán dừa và cửa lều nhìn ra biển. Biển xanh và trong vắt… Tiếp tục thuê một chiếc thuyền máy, chú lái thuyền đưa chúng tôi đến đảo Yến, nước ở khu vực này xanh thăm thẳm. Thuyền đến bãi lặn san hô, cả nhóm nhảy xuống biển để ngắm những khối san hô đủ màu sắc.
Bến tàu ở Cù Lao Chàm
Bến tàu ở Cù Lao Chàm
Lặn ngắm san hô.
Lặn ngắm san hô.
Buổi chiều trôi qua với một chuỗi thú vị khi tận mắt chứng kiến những con nhím biển, những rặng san hô đủ màu, những con sao biển màu tím, những con cá nemo màu cam vệt trắng… Buổi chiều lót dạ bằng nồi cháo điệp nóng hổi, những con ốc Vú Nàng và ốc Nón được nướng ngon đến lạ lùng.
Đảo yến ở Cù Lao Chàm
Đảo yến ở Cù Lao Chàm
Đêm buông xuống nhẹ nhàng. Đẹp quá! Trăng tròn vành vạch. Công sức chuẩn bị kỹ càng từ nhà thật không uổng phí. Một tiệc nướng trên bãi biển được dọn ra. Bếp than hồng sáng cả một góc biển, cả một vùng đảo chìm trong yên lặng. Chỉ có điện từ 6 đến 10 giờ đêm nên Cù Lao Chàm tưởng chừng như một vùng đảo bị bỏ quên từ lâu lắm. Cả bọn ngồi nói chuyện, hát hò…
Khuya, chúng tôi kéo ra cầu tàu ngồi, trên đầu là trăng dịu dàng, dưới chân là biển sóng sánh, ngoài khơi xa là lung linh những ngọn đèn của những chiếc thuyền câu mực, cảm giác yên bình vây quanh, chẳng ai nói lời nào… Cậu bạn khẽ hát một câu hát vu vơ. Gió rất nhẹ. Đêm rất sâu…
Vùng biển rất sạch sẽ.
Vùng biển rất sạch sẽ.
Sáng đón bình minh trên biển, tôi dậy muộn hơn lũ bạn. Nhìn 3 đứa đang chạy thi trên cát, nghe những tiếng cười đùa, thấy lòng dâng lên niềm vui khó tả. Rồi ngày sau, mỗi đứa mỗi nơi, nhưng vẫn mong những tiếng cười sẽ mãi trong veo như thế… trong veo như sóng nước Cù Lao Chàm.
Ngắm bình mình trên biển Cu Lao Cham
Ngắm bình mình trên biển Cu Lao Cham

Mực một nắng ở Cù lao chàm Hội An

Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An) không chỉ là không gian biển đảo với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều sản vật từ rừng đến biển như các loại rau rừng, cua đá, các loài tôm cá và nhiều loại hải sản khác. Những ngày trời đẹp, đến với Cù Lao Chàm, du khách sẽ được “thưởng thức” với món mực một nắng ngon tuyệt vời.
Thôn Bãi Làng, nơi người dân làm mực một nắng nhiều nhất Cù Lao Chàm.
Thôn Bãi Làng, nơi người dân làm mực một nắng nhiều nhất Cù Lao Chàm.
Cách chế biến mực một nắng rất đơn giản. Mực tươi rửa sạch rồi trải trên vỉ đem phơi. Sau gần một ngày được nắng và gió biển hong ráo bớt nước, mực vừa se se khô rồi đem nướng lửa than hồng. Nướng vừa chín tới thì dùng tay vừa thổi vừa xé, chấm tương ớt bỏ vào miệng… để nghe hương vị biển cả hòa quyện trong lát mực. Mực một nắng tại Cù Lao Chàm có giá từ 400 – 450 nghìn đồng/kg – món quà thú vị từ đảo gửi về đất liền.
Phơi mực.
Phơi mực.
Du khách bị hấp dẫn bởi những vỉ mực.
Du khách bị hấp dẫn bởi những vỉ mực.
Tây ba lô chụp ảnh mực.
Tây ba lô chụp ảnh mực.
Nướng mực trên bếp than hồng.
Nướng mực trên bếp than hồng.Mực một nắng 

Độc đáo món ốc vú nàng Cù Lao Chàm Hội An

Mỗi khi có dịp từ đất liền ra đảo Cù Lao Chàm (thuộc TP Hội An, Quảng Nam) gặp ngày trăng tròn, thế nào tôi cũng được những người bạn đi biển đãi các món ăn chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều.
ốc vú nàng luộc
ốc vú nàng luộc
Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý…nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiềudu khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Thưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc vú nàng thành nhiều món, trước tiên là món luộc. Nói là luộc nhưng chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng tự thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy. Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi, trong khi luộc, mở nắp nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra. Trong giây lát những con ốc vú nàng đã bắt đầu co dần, khi thịt đã chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa là ốc chín. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh, người sành ăn dùng tay húp luôn nước trong con ốc.
Ốc nướng
Ốc nướng
Món thứ đến là món nướng, món này ấn tượng không kém món luộc. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò than. Sắp ốc lên vỉ nướng, vài phút sau nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Ốc vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa thì thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra. Cứ một miếng ốc vú nàng, một ngụm rượu, trong chốc lát số vỏ ốc đã bỏ đầy một góc.
Món gỏi ốc vú nàng cũng đầy hương vị đậm đà khiến người thưởng thức khó mà quên được. Thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm ăn với bánh tráng nướng, chấm với nước mắm gừng là tuyệt không gì bằng.
Không quá béo như thịt, không quá dai như sò, nghêu, không nhỏ như hàu và có hương vị đậm đà khó quên, ốc vú nàng được xem là loài ốc quý trong danh mục ốc xứ Quảng.

Chè Bắp hương vị đặc trưng của Hội An

Hội An có nhiều món ngon đặc trưng như cao lầu, mì Quảng, bánh đập, hến… Nhưng đặc biệt có món chè bắp mà “chưa ăn chưa biết hết Hội An!”. Dọc theo sông Hoài, qua bên kia cầu về phía Cẩm Nam, hàng loạt quán bán những món đặc sản Hội An với không gian thoáng đãng của bãi bồi bến sông. Vào mùa, những soi bắp xanh um chạy dài tưởng không có điểm dừng.
Cánh đồng ngô xanh mướt
Cánh đồng ngô xanh mướt
Mùa bắp xứ Quảng rộ từ tháng 3 đến tháng 9, nhưng lai rai sau Tết âm lịch đã có bắp. Bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Đầu mùa, những trái bắp “tơ” mềm, dẻo và ngọt đến khó tả.
Từ 3 giờ sáng, những người bán hàng lưu động ở Cẩm Nam đã bắt đầu cho một ngày mưu sinh. Từng giỏ bắp luộc hay bắp sống thẳng tiến về Đà Nẵng và bán khắp nơi trong thành phố.
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An món ăn quen thuộc của người dân Hội An và Đà Nẵng
Bắp luộc Cẩm Nam Hội An món ăn quen thuộc của người dân phố cổ Hội An và Đà Nẵng
Trái bắp luộc Hội An thoạt nhìn đã thấy thèm.  Lớp vỏ ngoài tươi xanh, hạt đều tăm tắp, mềm và ngọt tự nhiên. Có thể phân biệt được ngay vị ngọt thanh này với bắp luộc những nơi khác có bỏ chút đường tạo vị ngọt đậm, giả… Món bắp luộc có mặt trong thực đơn bữa sáng tự chọn của hầu hết các khách sạn nổi tiếng ở Đà Nẵng.
“Chè bắp Hội An ngon chỉ bởi một lý do duy nhất là ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Bẻ xong nấu chè ngay, không phải qua nhiều lần mua bán trung gian làm mất vị ngọt“, một chủ quán cho biết vậy.
Chè bắp Hội An
Chén chè bắp Hội An không ngọt gắt bởi đường mà có vị ngọt, thơm thanh tao của bắp. Chén chè không nước dừa nên mùi, vị của bắp tươi… rất “trung thực”.

Băp Hội An đi sang tận Mỹ

Phố Hội (Quảng Nam) tự hào vì có những món ẩm thực dân dã được bảo tồn, phát triển mạnh. Trong đó, có bắp luộc, bắp nướng thơm ngon nức tiếng. Du khách mỗi lần đến Hội An có dịp thưởng thức, đều nhớ mãi cái dư vị ngòn ngọt tự nhiên của bắp… Và bây giờ hương bắp phố Hội đã “bay” sang cả thị trường ẩm thực Mỹ.
“Nghệ danh” từ… bắp
Hội An, mỗi lần đi dạo trên những con đường nép mình trong nếp phố rêu phong cổ kính, chúng tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi giản dị của những người dân quê đang bán bắp luộc, bắp nướng. Giữa một khu phố náo nhiệt “ta, tây”, cái chất giọng rao bán Quảng “Nôm” đặc sệt, lâu lâu lại cất lên vài lời rao tiếng Anh, Nhật, Trung, Thái… Vậy mà có thể “làm cứng chân” bất cứ ai khi đi ngang qua quang gánh bắp bốc mùi thơm lựng.
Bắp nướng
Bắp nướng
Nổi tiếng trong số những hàng bắp là bà Lê Thị Trúc ở làng Xuyên Trung, phường Cẩm Nam. Người Xuyên Trung ghép tên bà với sản vật đã làm nên “tên tuổi” của bà và gọi đến thân thuộc “bà Trúc bắp”. “Cái tên nớ gắn với cuộc đời tôi như định mệnh rồi”, bà Trúc cười tươi kể. Người dân làng Xuyên Trung nói, dù làng có nhiều lò bắp nhưng không lò nào ngon qua lò bà Trúc. Có người trong làng đã học theo cách luộc của bà nhưng không sao giống và thành công như bà. Lò bắp của bà có nhiều bạn hàng nhất trong làng.
Làng Xuyên Trung có nghề luộc bắp nổi tiếng tự bao đời. Các bậc cao niên trong làng bảo không biết nghề luộc bắp của làng có từ khi nào. Chỉ biết rằng ngày các cụ sinh ra là đã thấy bà, thấy mẹ làm cái nghề này rồi. Ngày xưa nhà nhà làm nghề bắp luộc. “Bây giờ làng này tập trung lại vào 6 lò luộc bắp. Nhiều nhà bỏ nghề vì đất trồng bắp ngày bị thu hẹp dần, sản lượng ít. Vả lại, chỉ có ai tâm huyết mới giữ nghề gia truyền. Làm cái nghề ni chỉ đủ sống qua ngày”, bà Trúc tâm sự. Bắp làng Xuyên Trung thơm ngon nức tiếng nên được mang đi bán khắp nơi. Bà Trúc bảo bây giờ khắp xứ Quảng Nam – Đà Nẵng, đâu đâu cũng có bán bắp Xuyên Trung. Mỗi ngày, cả 6 lò bắp của làng “đỏ lửa” thì nấu được gần 20.000 trái.
Bắp làng Xuyên Trung được trồng ở Bãi Bồi và Bãi My, hai cồn cát nổi trên con sông Thu Bồn thơ mộng. Để có bắp nấu, các lò nấu ở Xuyên Trung còn phải sang thu mua tận bên xã Cẩm Kim. Mỗi năm các lò bắp trong làng hoạt động chừng 9 tháng. Từ độ rằm tháng chạp năm trước đến Trung thu năm sau là kiệt bắp. Đến mùa lụt, đất bị chìm sâu trong nước, hết trồng được.
Bắp Xuyên Trung “bay” sang Mỹ
Nghề luộc bắp của làng Xuyên Trung có cả trăm năm trước nhưng không phải ai cũng nấu được bắp ngon. Theo bà Trúc thì mỗi gia đình có một bí quyết riêng do ông bà, cha mẹ để lại. Muốn có được một nồi bắp ngon, bắt buộc người luộc phải tuân thủ quy trình. Ngay từ khâu bẻ, trái bắp phải được bẻ đúng thời điểm (khi râu đã quăn, lá bắp đã ngã màu). Nếu bẻ sớm hoặc muộn hơn, trái bắp không được ngon. Đặc biệt phải bẻ vào ban đêm. Từ 1g khuya thắp đuốc đi bẻ đến 3g sáng. Giờ này, trái bắp hấp thụ mọi dinh dưỡng và nước. Khi bắp về phải nấu ngay.
Để trái bắp được ngọt, tuyệt đối không được để bắp từ khi bẻ đến khi luộc quá 5 giờ. Khi luộc bắp cũng phải ngồi trực như… trông con dại vậy! Kinh nghiệm để có nồi bắp giữ được mùi thơm, ngon thì đun ngọn lửa nhỏ, vừa phải, tuyệt đối không để lửa to.
Bắp luộc
Bắp luộc
Để bắp có đậm mùi, mỗi nồi được nêm muối và đường phèn. Bình quân, nồi bắp khoảng 1.000 trái cần cho vào 2kg đường phèn, 2kg muối. Ngay cả thêm nước trong quá trình luộc cũng phải đúng bài. Làm sai một trong các công đoạn trên thì coi như nồi bắp đó bỏ đi.
Bà Trúc cho hay, tiếng lành đồn xa, ai đến Hội An cũng tìm đến mua bắp nấu của bà Trúc về làm quà. Hai năm trước, một vị khách ở thành phố Hồ Chí Minh đến Hội An và biết được “vị” bắp nổi tiếng của bà. Thế rồi, bất ngờ ông này đại diện cho Công ty Searefico đặt vấn đề kết hợp với bà xuất khẩu bắp sang Mỹ. “Nghe nói xuất khẩu bắp mà tôi nổi da gà. Bao đời nay, cả làng Xuyên Trung chỉ nấu bắp bán dạo, làm chi có chuyện xuất khẩu cho người Mỹ ăn đâu”, bà nhớ lại.
Nghe chuyện lò bắp của bà Trúc sẽ là đối tác của một đơn vị để xuất khẩu sang tận Mỹ, cả làng không ai tin. Có người còn bảo, biết đâu ông khách kia lừa. Nhưng rồi chỉ vài ngày sau, ai ai cũng ngỡ ngàng khi thấy bà giao “mẻ” hàng đầu tiên cho khách. Từ đó, cứ mỗi tháng hai lần, bà cung ứng bắp theo đúng hợp đồng để xuất khẩu đi Mỹ. Một tay lo không xuể, bà huy động “nhân viên” là các con trong gia đình, tạm bỏ nghề đang làm, về giúp một tay. Cậu con trai Võ Văn Công nay đã về ở hẳn với bà để “tính toán” chuyện mần ăn “với Mỹ”.
“Hồi trước thì vất vả thật, bây giờ cả nhà tôi đã đỡ hơn nhiều rồi. Không biết người Mỹ ăn bắp của mình khen chê thế nào? Còn tôi, lo cho đủ hàng xuất theo chuyến, tóc cứ bạc dần mấy chú à!”, bà cười sảng khoái, tự hào.

Rộn ràng hội làng gốm Thanh Hà Hội An

Suốt ngày 23/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch năm Canh Dần), cả thôn Nam Diêu, thường gọi là làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) rộn ràng lễ giổ tổ nghề. Lễ hội tổ chức thường niên tại làng gốm Thanh Hà, cách trung tâm thành phố Hội An hơn 3 km.
Phần lễ trang nghiêm với lễ cũng tế ở đình làng và lễ cầu an trước bàn thờ tổ nghề. Mỗi nhà dân làm gốm cũng bày mâm cúng và dâng mẻ gốm đầu tiên của gia đình lên tổ nghề. Mùng 10 tháng Giêng hàng năm luôn là ngày thiêng liêng với mỗi người dân làng gốm, bởi đây là dịp để các nghệ nhân truyền dạy bí quyết nghề gốm cho lớp trẻ trong làng qua các hội thi như vuốt gốm, nặn mười hai con giáp…
Chị Phạm Thị Thuý – một ứng viên tại hội thi vuốt gốm năm nay cho biết: “Tôi vốn không phải người làng Thanh Hà. Năm 18 tuổi, tôi về làm dâu làng gốm và suốt hơn 10 năm nay theo nghiệp của tổ tiên nhà chồng. Nghề gốm ban đầu khó học lắm, tay vuốt gốm phải kiên nhẫn, cẩn thận. Mạnh tay một chút cũng đủ làm lõm thành gốm. Còn nếu đảm phần nhào nặn đất sét phải vừa tay nhào nặn vừa chân đạp xoay bàn tròn vuốt gốm. Có lúc nhào thì quên đạp chân xoay bàn, lúc nhớ đạp chân xoay bàn lại quên nhào đất sét để chuyển cho bạn cùng làm vuốt gốm. Nhưng chăm chỉ với nghề thì sẽ lên tay và tìm được niềm vui khi nhìn thấy mỗi mẻ gốm mới ra lò do chính mình làm nên. Mấy năm, tôi xuống trung tâm biểu diễn nghề truyền thống phục vụ du lịch. Nhưng từ hai năm nay, bà cụ mẹ chồng tôi tuổi cao, sức yếu nên tôi lại về làng, ở nhà phụ bà một tay để kịp bỏ hàng cho khách đặt mua gốm của gia đình. Nhà chồng tôi ba bốn đời nay chỉ theo một nghề gốm, cha truyền con nối”.
Phần hội năm nay càng thêm rộn ràng và thu hút đông đảo người dân và du khách hơn bất cứ ngày nào khác trong năm với hội đua thuyền, hội thi nấu cơm niêu, bịt mắt đập bùng binh…
Anne, một du khách Pháp đến làng gốm Thanh Hà đúng ngày làng làm lễ giổ tổ nghề, đã hào hứng học các nghệ nhân thử tay vuốt gốm và không giấu được vẻ phấn chấn trên gương mặt: “Thật may mắn cho tôi và các bạn đồng hành có được cơ hội đến với làng Thanh Hà trong một ngày náo nhiệt như hôm nay. Tôi không kìm được ý muốn thử tay vuốt những sản phẩm nhỏ bé kia và chạm tay vào nguyên liệu làm nên chúng. Quả thật rất thú vị”.
Đến lễ hội giổ tổ nghề làng gốm Thanh Hà năm nay, Dân Trí đã ghi lại những hình ảnh, những khoảnh khắc rộn ràng, vui vẻ nhất trong những ngày đầu năm mới tại làng gốm:
Lễ cúng tế tổ nghề gốm làng Nam Diêu, còn có tên làng gốm Thanh Hà
Lễ cúng tế tổ nghề gốm làng Nam Diêu, còn có tên làng gốm Thanh Hà
Rãi hạt thóc đầu năm lên đất đình làng
Rãi hạt thóc đầu năm lên đất đình làng
Trong đình làng, trưởng làng cầu an trước bàn thờ tổ nghề gốm
Trong đình làng, trưởng làng cầu an trước bàn thờ tổ nghề gốm
Khắp trong làng, từng nhà dân cũng bày mâm cúng lễ giỗ tổ đầu năm ngay tại nhà làm gốm của gia đình, sau lễ cúng tế ở đình làng
Khắp trong làng, từng nhà dân cũng bày mâm cúng lễ giỗ tổ đầu năm ngay tại nhà làm gốm của gia đình, sau lễ cúng tế ở đình làng